Những câu hỏi phổ biến về thuốc viên tránh thai kết hợp

Bạn đang định sử dụng thuốc viên tránh thai kết hợp (TVTTKH). Hẳn bạn sẽ có rất nhiều băn khoăn muốn được giải đáp. Hãy điểm qua để xem kiến thức tránh thai của bạn đến đâu và đây có phải là phương pháp tránh thai phù hợp với bạn không nhé.

 

Những câu hỏi phổ biến về thuốc viên tránh thai kết hợp - 1

Vì sao TVTTKH có khả năng ngừa thai?

TVTTKH giúp ngừa thai bằng nhiều cơ chế phối hợp, bao gồm: kích thích não “ra tín hiệu” ngăn chặn sự rụng trứng nên không thể xảy ra hiện tượng thụ tinh, làm quánh đặc chất nhầy ở cổ tử cung nên tinh trùng khó chui vào tử cung và làm cho lớp nội mạc tử cung phát triển không thuận lợi cho sự làm tổ của trứng. Các cơ chế này giúp mang đến hiệu quả tránh thai của thuốc lên đến 99.9% nếu sử dụng đúng cách, và TVTTKH đã trở thành một trong những lựa chọn tiện lợi, an toàn và đáng tin cậy của hàng trăm triệu phụ nữ trên thế giới hiện nay.

Thuốc rất dễ sử dụng: chỉ cần dùng 1 viên mỗi ngày vào cùng 1 thời điểm nhất định trong ngày (hãy chọn thời điểm nào bạn cảm thấy dễ nhớ nhất). Điều quan trọng là bạn phải chắc chắn không quên uống 1 viên thuốc nào cả. Nếu không, thuốc sẽ giảm hiệu quả tránh thai.

Sau khi ngưng uống thuốc, tôi muốn có con lại được hay không?

TVTTKH không gây ảnh hưởng cho khả năng sinh con sau này. Các nghiên cứu đánh giá về tỉ lệ có thai sau khi sử dụng các biện pháp ngừa thai cho thấy, tỉ lệ có thai ở nhóm phụ nữ sử dụng TVTTKH tương tự nhóm phụ nữ sử dụng các biện pháp tránh thai tự nhiên như giao hợp gián đoạn hay tính ngày rụng trứng. (1,2)

TVTTKH là biện pháp tránh thai có thể hồi phục được, do đó sau khi ngừng thuốc khả năng có thai sẽ trở lại bình thường, khoảng 20% phụ nữ có thể có thai sau ngừng thuốc 1 tháng và khoảng 80% phụ nữ có thai sau 1 năm7.

Tôi có thể gặp các tác dụng phụ gì?

Tương tự như những loại thuốc khác, TVTTKH cũng có một số triệu chứng không mong muốn như ra máu giữa chu kì, nhức đầu nhẹ, buồn nôn, cảm giác căng ngực. Đây là những triệu chứng của cơ thể đang điều chỉnh để thích ứng với nồng độ nội tiết mới trong viên thuốc tránh thai và thường sẽ giảm dần rồi mất đi sau một vài vỉ thuốc.

Một số rất hiếm các trường hợp, có thể xảy ra tác dụng phụ nghiêm trọng khi sử dụng TVTTKH, đó là tình trạng có cục máu đông (huyết khối) trong tĩnh mạch hay động mạch. Tuy nhiên, nguy cơ huyết khối tĩnh mạch khi sử dụng TVTTKH thấp hơn nguy cơ huyết khối tĩnh mạch khi bạn đang mang thai hay trong giai đoạn vài tuần sau sinh.

Tôi bị ra máu dây dưa hay ra máu nhiều giữa chu kì, tôi phải làm gì?

Tình trạng ra máu nhẹ hoặc ra máu dây dưa giữa chu kì có thể xảy ra trong 1-3 tháng đầu sử dụng TVTTKH ở một số ít chị em phụ nữ. Triệu chứng này không ảnh hưởng đến hiệu quả tránh thai của thuốc và sẽ mất dần sau đó. Nếu quá 3 tháng mà chu kì vẫn tiếp tục không đều, đặc biệt nếu ra máu nhiều hơn kinh nguyệt bình thường, hãy hỏi ý‎ kiến nhân viên y tế.

Trong phần lớn các trường hợp, sử dụng TVTTKH sẽ giúp chu kì kinh sẽ trở nên đều đặn hơn, lượng máu kinh ít hơn. Kết quả các nghiên cứu cho thấy TVTTKH làm giảm hơn 40% lượng máu mất trong chu kì kinh. (3-6)

Nên lựa chọn TVTTKH như thế nào?

Hãy tham khảo ý kiến của nhân viên y tế, cân nhắc những nhãn hiệu thuốc viên tránh thai có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, đặc biệt là những loại thuốc tránh thai của những công ty dược phẩm danh tiếng, uy tín và được nhiều phụ nữ tin dùng để lựa chọn được nhãn hiệu TVTTKH giúp bạn ngừa thai hiệu quả, an toàn, phù hợp với bản thân.

 

Bài viết thuộc Chương trình sức khỏe cộng đồng “Trao niềm tin, Nhân hạnh phúc” thực hiện bởi Tổng cục Dân số & Kế hoạch hóa Gia đình, tài trợ bởi công ty Bayer Việt Nam.

Phương Hà

Tài liệu tham khảo: 1. Barnhart K, et al. FertilSteril. 2009;91(5):1654-6. 2. Cronin M, et al. Obstet Gynecol. 2009;114(3):616-223. Burkman R, et al. Am J Obstet Gynecol. 2004;190 (4 Suppl):S5-22. 4. Jensen JT, et al. ObstetGynecol. 2011;117(4):777-87. 5. Larsson G, et al. Contraception. 1992;46(4):327-34. 6. Fraser IS, McCarron G. Aust N Z J ObstetGynaecol. 1991;31(1):66-70.7. Cronin M, et al. Rate of pregnancy after using drospirenone and other progestin-containing oral contraceptives. ObstetGynecol 2009;114(3):616–22.8.Thốngkêcủa LHQ năm 2011