Nhận diện 5 biến chứng bệnh tiểu đường thường gặp nhất
(Dân trí) - Phần lớn người tiểu đường đều sợ tăng đường huyết. Thế nhưng, có một sự thật là rất ít người tiểu đường tử vong vì đường huyết cao. Biến chứng tiểu đường trên tim, mắt, thận, thần kinh, bàn chân… mới là lý do gây suy giảm tuổi thọ, làm tăng tỷ lệ tàn tật (mù lòa, đoạn chi) và gánh nặng về chi phí điều trị.
Bệnh tiểu đường được bắt đầu với tình trạng rối loạn chuyển hóa đường, khiến đường máu tăng cao nhưng người bệnh lại không sử dụng được lượng đường này. Để đủ năng lượng hoạt động, cơ thể buộc phải sử dụng thay thế năng lượng từ đường (glucose) bằng năng lượng từ chất đạm, chất béo.
Quá trình thay đổi này kéo theo hàng loạt các rối loạn chuyển hóa khác và nơi bị tổn hại nặng nề nhất là mạch máu và thần kinh. Hệ lụy cuối cùng là các cơ quan trong cơ thể bị nuôi dưỡng kém và sinh biến chứng trên tim, thận, mắt, thần kinh, ngoài da và các cơ quan nội tạng khác. Dưới đây là 5 biến chứng phổ biến nhất:
Biến chứng tim mạch
Biến chứng tim mạch thường tiến triển âm thầm, đến khi có triệu chứng (đau thắt ngực, khó thở, mệt mỏi, hồi hộp…) thì bệnh đã nặng. Có đến 65% trường hợp tử vong do nhồi máu cơ tim, đột quỵ não ở người tiểu đường lâu năm xuất phát từ nguyên nhân này.
Hiệp hội Đái tháo đường Thế giới khuyến cáo: việc điều trị sớm biến chứng tim mạch ở người bệnh tiểu đường quan trọng như giảm đường huyết.
Người bệnh tiểu đường cần tránh tăng huyết áp, mỡ máu.
Biến chứng thần kinh
Tại thời điểm chẩn đoán đã có 50% người bệnh tiểu đường tuýp 2 bị biến chứng thần kinh. Trong đó bao gồm cả biến chứng thần kinh ngoại biên (tê bì chân tay, nóng rát, kiến bò trên da…) và biến chứng thần kinh tự chủ (nhịp tim nhanh khi nghỉ, bị táo bón, tiêu chảy đan xen…). Biến chứng thần kinh tiểu đường làm tăng nguy cơ tàn phế do gây biến dạng bàn chân (bàn chân charcot), loét chivà hoại tử chi.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, cùng với việc ổn định đường huyết, sử dụng Alpha lipoic acid kết hợp với một số hoạt chất sinh học từ tự nhiên có khả năng cải thiện hiệu quả biến chứng thần kinh ở giai đoạn sớm.
Biến chứng võng mạc mắt
Võng mạc mắt là một lớp mô mỏng nằm sâu trong đáy mắt. Trên bề mặt của võng mạc tập trung toàn bộ các mạch máu nhỏ (vi mạch) nuôi dưỡng mắt và các dây thần kinh thị giác. Đường trong máu tăng cao sẽ làm hư hại các mạch máu và thần kinh này.
Biến chứng mắt sẽ khiến người bệnh bị đau tức trong hốc mắt, mỏi và mờ mắt, xuất hiện nhiều đốm đen lởn vởn trước mắt, nhìn mọi vật không sắc nét. Nặng hơn là xuất huyết trong mắt, gây bong võng mạc mắt và mù vĩnh viễn.
Khám mắt hàng năm giúp người tiểu đường giảm nguy cơ mù lòa.
Bệnh bàn chân tiểu đường
Biến chứng bàn chân là hậu quả của nhiều biến chứng phối hợp: thần kinh ngoại biên, mạch máu và nhiễm trùng. Người bệnh bị giảm cảm giác ở chân nên khó phát hiện vết thương. Cộng thêm hệ miễn dịch suy giảm và mạch máu bị tổn hại khiến vết thương rất lâu lành.
Các chuyên gia cảnh báo: ở người tiểu đường, chỉ một vết xước nhỏ cũng có thể dẫn đến nhiễm trùng, loét, hoại tử và đoạn chi. Ổn định đường huyết và chăm sóc bàn chân mỗi ngày có thể giảm biến chứng này.
Bệnh thận đái tháo đường
Biến chứng thận có thể xuất hiện ngay tại thời điểm chẩn đoán (type 2) hoặc sau 10 năm mắc bệnh (type 1). Nếu không điều trị tốt, chỉ sau khoảng 5 - 10 năm, bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn suy thận nặng.
Trong giai đoạn đầu, bệnh thận đái tháo đường thường khó nhận biết. Nhưng nếu thấy cơ thể mệt mỏi, ngứa, tiểu đêm nhiều, nước tiểu sủi bọt có mùi hôi hoặc màu vàng đậm, cần sớm làm xét nghiệm nước tiểu tìm vi đạm niệu (microalbumin) để xác định có biến chứng thận hay không.
Phòng ngừa sớm bệnh thận đái tháo đường giúp giảm nguy cơ chạy thận.
Làm sao để phòng và cải thiện biến chứng bệnh tiểu đường?
Theo các chuyên gia Nội tiết Đái tháo đường, muốn phòng và cải thiện biến chứng, chỉ giảm đường huyết là chưa đủ. Chữa tiểu đường không chỉ là ổn định đường huyết mà còn phải điều trị tốt các rối loạn chuyển hóa và bệnh cơ hội bằng cách kết hợp nhiều giải pháp khác nhau như:
Ăn uống đúng cách
Để ổn định đường huyết không chỉ ăn uống có kiểm soát mà còn phải ăn uống đúng cách như ăn đúng giờ giấc để nồng độ đường ít bị tăng giảm thất thường. Mẹo nhỏ, bạn nên ăn một đĩa nhỏ rau củ quả vào đầu bữa để làm chậm quá trình tiêu hóa tinh bột sẽ ít bị tăng đường máu sau ăn.
Người bệnh tiểu đường nên ăn cá và nhiều rau xanh.
Phối hợp tốt cùng bác sĩ
Trung bình một tháng, một người bệnh đến gặp bác sĩ khoảng nửa giờ, số thời gian còn lại là người bệnh tự quản lý. Vì thế, không ai khác là người bệnh cần chủ động trong việc tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo được mức đường huyết lúc đói về càng sát ngưỡng bình thường càng tốt. Chỉ số đường huyết lý tưởng nhất là nhỏ hơn 7 mmol/l, HbA1c thấp hơn 7%. Tuy nhiên, chỉ số này sẽ không cố định mà phụ thuộc vào tuổi tác, thời gian mắc bệnh, các bệnh cơ hội đi kèm. Bạn hãy trao đổi với bác sĩ để biết các chỉ số mục tiêu của mình.
Tập thể dục đều đặn và kiểm soát căng thẳng
Tập thể dục không chỉ giúp duy trì cân nặng, ổn định huyết áp mà còn làm giảm đề kháng insulin nên giúp ổn định nồng độ đường trong máu tốt hơn. Người bệnh không bỏ tập thể dục quá 2 ngày liên tiếp hoặc ngồi lâu liên tục>90 phút.
Giảm căng thẳng bằng cách ngủ đủ giấc, tập thở với cơ bụng hoặc tập thiền, yoga...
Kết hợp dùng thảo dược ngăn ngừa biến chứng
Bổ sung các hoạt chất sinh học có trong một số thảo dược để giúp hỗ trợ là một trong các giải pháp tích cực để giảm thiểu tổn thương mạch máu thần kinh khi đường huyết tăng cao hoặc tăng giảm thất thường.
Trong số đó có thể kể đến Mạch Môn (giúp chống xơ hóa thận, tránh suy thận), Câu kỷ tử (giúp phòng biến chứng mắt, ngừa đục thủy tinh thể), Nhàu (giúp chống viêm, bảo vệ mạch máu), Hoài Sơn (giúp bảo vệ thần kinh)… Không chỉ có tác dụng tốt với biến chứng, những thảo dược này còn được chứng minh có thể cân bằng lại các rối loạn chuyển hóa, nhờ đó giúp ổn định đường huyết tốt hơn.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hộ Tạng Đường - hỗ trợ phòng và cải thiện biến chứng tiểu đường
Đơn vị chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây
Địa chỉ: 19A/126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội.
*Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
PV