1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

Nguy cơ khi tiêm cortisone trị bệnh xương khớp

Tôi 40 tuổi, bị hội chứng ống cổ tay, đã uống thuốc nhưng không khỏi phải dùng đến thuốc tiêm cortisone tại chỗ (do bác sĩ chỉ định và tiêm).

Tôi 40 tuổi, bị hội chứng ống cổ tay, đã uống thuốc nhưng không khỏi phải dùng đến thuốc tiêm cortisone tại chỗ (do bác sĩ chỉ định và tiêm). Vậy sau khi tiêm cần phải lưu ý gì? Có những nguy cơ nào có thể xảy ra khi tiêm loại thuốc này?

Bạch Thị Hải (Lâm Đồng)

Cortisone tiêm có thể giúp giảm viêm do đó làm giảm đau trong các bệnh xương khớp, trong đó có hội chứng ống cổ tay như của chị. Sau khi tiêm chị cần bảo vệ vùng tiêm đảm bảo vô khuẩn và theo dõi những bất thường (tác dụng phụ của thuốc) có thể xảy ra để kịp thời thông báo cho bác sĩ biết để có biện pháp xử lý kịp thời thích hợp.

Dây thần kinh bị chèn ép trong hội chứng ống cổ tay.
Dây thần kinh bị chèn ép trong hội chứng ống cổ tay.

Về nguy cơ của việc tiêm thuốc cortisone có thể xảy ra bao gồm gây tấy đỏ và đau tại vị trí tiêm, làm teo, nhạt màu da tại chỗ tiêm. Các gân, cơ có thể bị yếu do tiêm trúng gân hoặc vùng kề cận. Đối với những bệnh nhân đang bị bệnh nhiễm trùng, tiêm cortisone có thể làm mất khả năng đề kháng của cơ thể khiến tình trạng bệnh nặng hơn, đồng thời che khuất các dấu hiệu và triệu chứng khiến việc chẩn đoán và theo dõi bệnh gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, nếu chị đang bị một nhiễm trùng nào đó cần thông báo cho bác sĩ biết trước khi được điều trị bằng thuốc này. Ngoài ra, các nguy cơ dài hạn khi tiêm cortisone phụ thuộc vào liều lượng và số lần tiêm. Thường xuyên tiêm liều cao có thể gây mỏng da, dễ bị bầm tím, làm tăng cân, mặt tròn, tăng huyết áp, đục thủy tinh thể, loãng xương...

Vì vậy, việc tiêm corticoid nói chung và cortisone nói riêng phải được bác sĩ chuyên khoa xương khớp chỉ định và thực hiện.

Theo BS. Bảo Thư

Sức khoẻ & Đời sống

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm