Người tiểu đường không biết mẹo này, cẩn thận bị cắt cụt chân

Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ gia tăng bệnh đái tháo đường nhanh nhất thế giới. Trung bình cứ 20 người trưởng thành thì có đến 1 người bị bệnh. Khoảng 60 – 70% trong số đó có tổn thương bàn chân. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây teo cơ, liệt chi, hoại tử, phải cắt cụt chân.

Biểu hiện sớm nhất của biến chứng bàn chân mà người tiểu đường có thể cảm nhận là tê bì chân tay. Tuy nhiên, theo tiến sĩ Gerry Gayman, người bệnh chỉ mất 6 giây mỗi ngày để có thể phát hiện sớm biến chứng bàn chân tại nhà trước khi có cảm giác tê bì này. Việc phát hiện sớm biến chứng này để ngăn chặn, kiểm soát là điều tối quan trọng.

Vì sao phải làm bài kiểm tra biến chứng bàn chân tại nhà?

Biến chứng bàn chân là 1 trong những biến chứng thường gặp nhất ở bệnh nhân đáo tháo đường. Theo các chuyên gia y tế, biến chứng bàn chân ở bệnh nhân tiểu đường thường có nguyên nhân từ tổn thương thần kinh ngoại vi. Đây là hung thủ chính gây teo cơ, liệt chi, và là nguyên nhân hàng đầu khiến người bệnh bị hoại tử, phải cắt cụt chân. Cứ 30 giây trôi qua lại có 1 người mắc bệnh đái tháo đường có biến chứng bàn chân phải cắt cụt chi. Tuy cứ 10 người bị tiểu đường thì có 6 -7 người gặp tổn thương thần kinh ngoại vi nhưng rất nhiều trường hợp không biết mình bị biến chứng này. Do đó, việc kiểm tra các dấu hiệu sớm của biến chứng này sẽ giúp người tiểu người phòng ngừa và làm chậm diễn tiến của biến chứng.

Ở bệnh nhân tiểu đường, khi thần kinh ngoại vi bị tổn thương, ở 1 số người bệnh sẽ có biểu hiện tê chân tay, kiến bò, kim châm, lạnh buốt, hoặc bỏng rát ở các đầu ngón chân, gan bàn chân rồi lan dần sang các ngón tay, bàn tay. Ở giai đoạn tiếp theo, người bệnh sẽ bị mất cảm giác đau, nóng, lạnh và cơ chế tự bảo vệ với bất cứ tổn thương của cơ thể. Hậu quả là vùng chịu áp lực cao của bàn chân như phần trước bàn chân sẽ bị xước, loét, dần bị nhiễm trùng, nhiều trường hợp bị hoại tử và phải cắt cụt chi dưới.

Theo tiến sĩ Gerry Gayman, thần kinh ngoại vi bắt nguồn từ tủy sống đến chân và tay. Do đó, trước khi có biểu hiện tê chân tay, người tiểu đường hoàn toàn có thể chạm nhẹ vào các đầu ngón chân để biết mình đã bị biến chứng bàn chân hay chưa bằng cách sau:

Chỉ mất 6 giây để kiểm tra biến chứng bàn chân tại nhà!

Chỉ cần 1 người bạn đồng hành như bạn bè hoặc người thân, bất cứ người tiểu đường nào cũng có thể kiểm tra biến chứng bàn chân tại nhà theo cách thức như sau

Bước 1: Người tiểu đường tháo tất, ngồi duỗi chân trên ghế hoặc trên giường, mắt nhắm hờ, thả lỏng toàn thân, thư giãn.

Bước 2: Người còn lại chạm nhẹ vào các đầu ngón chân cái, ngón út và ngón giữa của người bị tiểu đường trong vòng 1-2 giây/ngón. Quy ước với người tiểu đường: Nếu có cảm nhận ở đầu ngón chân, hãy thông báo với người kiểm tra là “có”.

Thứ tự kiểm tra như ảnh dưới đây:

Người tiểu đường không biết mẹo này, cẩn thận bị cắt cụt chân - 1

Lưu ý chỉ chạm thật nhẹ nhàng như lông hồng, không nhấn, không lắc, không chọc hay cào lên da, ngay cả khi người tiểu đường nói không có cảm giác ở ngón chân đó. Đồng thời, chỉ được chạm vào mỗi ngón một lần duy nhất. Nếu không cảm thấy có phản ứng hoặc phản ứng sai thì không lặp lại lần hai.

Bước ba: Ghi lại và đọc kết quả kiểm tra

Người tiểu đường không biết mẹo này, cẩn thận bị cắt cụt chân - 2

Nếu 5 trong 6 ngón có cảm giác thì cảm giác của bạn bình thường (hình đi kèm là ví dụ 1 số trường hợp bình thường). Tuy nhiên cần phải yêu cầu khám chân khi khám định kì

Nếu từ 2 trong 6 ngón trở lên không có cảm giác thì bạn có dấu hiệu của việc mất cảm giác và cần đến gặp bác sĩ ngay để đánh giá mức độ tổn thương và có biện pháp can thiệp phù hợp.

Liệu có điều trị được biến chứng thần kinh ngoại vi ở người tiểu đường?

Theo các chuyên gia y tế, cho đến nay chưa có phương pháp điều trị dứt điểm tình trạng này. Nhưng nếu hạ và giữ được đường huyết ổn định ở mức an toàn, hoàn toàn có thể ngăn ngừa được biến chứng.

Hiện có một loại dược liệu tác dụng hạ và ổn định đường huyết nhờ hoạt chất trong cây này tác động vào tất cả các quá trình tổng hợp đường của cơ thể: ức chế hấp thu đường ở ruột, giảm tân sinh đường ở gan vào máu, tăng men sử dụng đường ở mô và cơ. Đó là Dây thìa canh chuẩn hóa GACP-WHO trong sản phẩm dành cho người tiểu đường do công ty Nam Dược sản xuất.

Sản phẩm dành cho người tiểu đường của công ty Nam Dược sản xuất
Sản phẩm dành cho người tiểu đường của công ty Nam Dược sản xuất

Thử nghiệm lâm sàng tại trường ĐH Y Hà Nội cho thấy Diabetna - sản phẩm dành cho người tiểu đường của công ty Nam Dược có tác dụng hỗ trợ hạ đường huyết, hạ HbA1c, giảm mỡ máu xấu…. không làm ảnh hưởng đến chức năng gan, thận.

Năm 2017, theo khảo sát mới nhất của INTAGE (công ty nghiên cứu thị trường hàng đầu của Nhật Bản) trên 400 bệnh nhân tiểu đường về các sản phẩm tiểu đường trong và ngoài nước, đây sản phẩm chất lượng tốt nhất và được nhiều người bệnh tiểu đường tin tưởng sử dụng nhất.

Người tiểu đường không biết mẹo này, cẩn thận bị cắt cụt chân - 4

Ngọc Diệp