Người lớn nên “học” 5 thói quen ăn uống của trẻ

Nhờ sự chăm sóc của người lớn, trẻ em học được những thói quen ăn uống chu đáo và khoa học. Trong khi đó, vì lý do công việc và cuộc sống bận rộn, người lớn đôi khi không giữ được những thói quen tốt này, dẫn đến nhiều vấn đề về hệ tiêu hóa. Vì thế người lớn cũng nên áp dụng theo như cách cho trẻ 5 thói quen ăn uống sau:

1. Ăn đúng giờ

Trẻ thường được người lớn luyện tập cho thói quen ăn uống và sinh hoạt đúng giờ. Điều này giúp dạ dày của trẻ hoạt động “kỷ luật” và năng suất hơn.

Người lớn nên “học” 5 thói quen ăn uống của trẻ

Ngược lại, người lớn thường xuyên bỏ bữa hay ăn uống không theo giờ giấc cố định. Khi thường xuyên ăn không đúng bữa, cơ thể sẽ tiết ra một loại hóc môn gây stress tên là cortisol. Lượng cortisol tăng cao không kiểm soát sẽ làm tăng đề kháng insulin, vốn là nguyên nhân gây ra tình trạng kích động và gia tăng nguy cơ mắc phải các chứng bệnh, chẳng hạn như tiểu đường, và ung thư.

2. Tập trung khi ăn

Trong khi ăn, trẻ thường bị “tước đoạt” đi những món đồ chơi yêu thích hay buộc phải rời tay khỏi trò chơi điện tử, rời mắt khỏi màn hình tivi để tập trung ăn. Thói quen này giúp trẻ tránh được nguy cơ bị đau dạ dày và các chứng bệnh về tiêu hóa.

Người lớn lại nuông chiều bản thân bằng thói quen vừa ăn vừa làm việc hay vừa ăn vừa dán mắt vào màn hình máy tính. Hậu quả là gần 90% người Việt Nam đang gặp vấn đề về dạ dày và tiêu hóa.

Luyện tập thói quen tập trung khi ăn đòi hỏi người lớn tính kỷ luật và sự kiên trì. Bên cạnh việc cố gắng dẹp bỏ những lo lắng khi ngồi vào bàn ăn, người lớn cũng cần chăm chút bữa ăn thật ngon miệng và đẹp mắt để bữa ăn trở thành một sự tận hưởng được chờ đợi.

3. Không nêm nhiều gia vị

Khi trẻ bắt đầu ăn dặm, các bà mẹ đều thuộc nằm lòng nguyên tắc không cho nhiều gia vị vào bữa ăn của trẻ. Nguyên nhân là để trẻ được tự do lựa chọn khẩu vị của mình khi trưởng thành theo thời gian.

Về mặt khoa học, thức ăn được nêm quá nhiều loại gia vị là nguyên nhân gây ra các chứng bệnh như trào ngược dạ dày, thực quản, viêm dạ dày cấp hay loét dạ dày, thậm chí khiến bạn mất luôn cảm giác ngon miệng. Vì vậy, người lớn nên chỉ cho gia vị vào món ăn khi cần thiết, tránh ăn nhiều gia vị trong bữa ăn đêm và tập thói quen uống nhiều nước để trung hòa axit do thức ăn đậm gia vị gây ra.

4. Tận hưởng niềm vui

Trẻ thường thẳng thừng từ chối món ăn mình không thích. Nhưng ngược lại, trẻ lại rất hồn nhiên và háo hức khi được ăn những món khoái khẩu. Ăn uống với trẻ đơn giản chỉ là niềm vui, không phải là nghĩa vụ.

Người lớn nên “học” 5 thói quen ăn uống của trẻ

Nhiều người lớn dường như đang dần mất đi thú vui ăn uống do thường xuyên căng thẳng vì áp lực cuộc sống và thói quen uống bia rượu. Thức ăn không mang lại cho họ niềm hạnh phúc như khi họ còn là đứa trẻ. Dường như càng lớn chúng ta chỉ càng “ăn để sống, không phải sống để ăn”.

Lựa chọn những món ăn mình thích và tận hưởng niềm vui khi ăn ngon bạn nhé.

5. Ăn uống khoa học

Trẻ được chăm chút kĩ lưỡng về một bữa ăn có lợi cho sức khỏe, ví dụ như phải ăn đủ 4 nhóm thực phẩm tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Mỗi ngày trẻ thường được bố mẹ cho ăn đủ rau quả, trái cây, sữa tươi và sữa uống lên men.

Người lớn nên “học” 5 thói quen ăn uống của trẻ

Thiếu quan tâm đến chất lượng bữa ăn sẽ khiến người lớn không đủ sức khỏe học tập và làm việc. Việc ăn uống nhiều thực phẩm không có lợi cho sức khỏe như bia rượu hoặc ăn quá nhiều đạm, chất béo sẽ gây áp lực không nhỏ lên hệ tiêu hóa, dẫn đến chứng khó tiêu và đau dạ dày cấp. Để giải quyết các vấn đề về tiêu hóa trước khi quá muộn, người lớn cũng nên tạo thói quen dùng ít nhất một chai sữa uống lên men Yakult mỗi ngày nhằm bổ sung lợi khuẩn L.casei Shirota để hỗ trợ phục hồi sự cân bằng hệ vi sinh đường ruột và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm