Người đang điều trị ung thư tích cực có nên tiêm phòng vaccine Covid-19?

Tú Anh

(Dân trí) - Bệnh nhân ung thư điều trị ổn định đều được khuyến cáo tiêm vaccine phòng Covid-19. Vậy với những người đang điều trị tích cực có nên tiêm phòng?

Theo các bác sĩ Trung tâm ung bướu (Bệnh viện Bạch Mai), các bệnh nhân đang được điều trị ung thư có thể được đề nghị tiêm vaccine phòng Covid-19 miễn là không có chống chỉ định với bất kì thành phần nào của thuốc.

Các bác sĩ ung thư có kinh nghiệm có thể tư vấn các loại vaccine khác nhau cho bệnh nhân đang điều trị hóa trị, xạ trị, liệu pháp miễn dịch hoặc ghép tế bào gốc.

Với những bệnh nhân ung thư đang điều trị, thời gian tiêm vaccine được lựa chọn giữa các chu kì điều trị và sau thời gian chờ đợi thích hợp cho các bệnh nhân được ghép tế bào gốc và điều trị bằng globulin miễn dịch đề giảm thiểu rủi ro trong khi duy trì hiệu quả của vaccine.

Một nghiên cứu được công bố đến nay của Wassengrin và cộng sự trên tạp chí Lancet Oncology đã báo cáo cụ thể về kết quả an toàn của vắc xin ở những bệnh nhân đang điều trị ung thư (với thuốc ức chế điểm kiểm soát miễn dịch).

Mạng lưới ung thư toàn diện quốc gia của Mỹ (NCCN) đã đưa ra khuyến cáo tiêm vaccine phòng Covid-19 cho người bệnh ung thư cụ thể như sau:

Người đang điều trị ung thư tích cực có nên tiêm phòng vaccine Covid-19? - 1
Người đang điều trị ung thư tích cực có nên tiêm phòng vaccine Covid-19? - 2

Mỗi bệnh nhân ung thư sẽ được bác sĩ tư vấn, chỉ định tiêm phù hợp với tình trạng bệnh lý. Vì thế, đừng ngại ngần khi được bác sĩ chỉ định tiêm phòng vaccine Covid-19.

Bệnh nhân cũng lưu ý, ngay cả khi được tiêm phòng, những người tiếp xúc gần vẫn phải tiếp tục đeo khẩu trang và tuân theo các hướng dẫn giãn cách xã hội và các khuyến nghị phòng dịch.