1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

Mụn “sinh” ra từ đâu?

(Dân trí) - Sự thay đổi hormone giới tính trong cơ thể có thể kích thích tuyến bã nhờn tăng tiết. Vì thế bất cứ sự "thiếu ổn định" nào của hormone (do có thai, trong kỳ kinh và dùng các loại thuốc như corticosteroids...) cũng có thể làm mụn trầm trọng hơn.

Mụn “sinh” ra từ đâu?   - 1

Cấu tạo của mụn đầu đen (Ảnh: image)
Để bắt đầu, chúng ta cần phải hiểu rõ cấu trúc của làn da: Trên da có các lỗ chân lông. Mỗi lỗ chân lông có 1 sợi lông. Sợi vi-ô-lông này gồm có 3 phần: nang lông - nơi sợi lông hình thành; tuyến tiết dầu nối với nang tóc và sợi lông.

 

4 yếu tố làm mụn phát triển:

 

Tăng tiết chất nhờn là do sự tác động của hormone androgenic (hormone giới tính nam). Ở độ tuổi teen, hormone này sẽ kích thích lông tóc phát triển, cùng với đó là thứ nước nhờn dính được tiết ra từ tuyến bã nhờn.

 

Sự thay đổi hormone có thể kích thích tuyến bã nhờn tăng tiết. Vì thế, mụn thường trầm trọng hơn khi có thai, trong kỳ kinh và dùng các loại thuốc như corticosteroids...

 

Hormone giới tính nam hiện diện trong cơ thể cả 2 giới và là tác nhân chính gây mụn nhưng hormone giới tính nữ progesterone cũng có khả năng gây mụn cho phụ nữ. Một số bé mới sinh đã có mụn bởi vì mẹ của các bé này đã “truyền” hormone giới tính sang cho thai nhi hoặc do trong quá trình chuyển dạ căng thẳng, cơ thể trẻ đã tiết ra các hormone này. Những trường hợp này không nhiều và thường tự khỏi, không phải can thiệp.

 

Tình trạng tắc nghẽn ở nang tóc là do lượng keratin bị sản xuất quá mức.

 

Nhiễm khuẩn tropionibacterium cũng gây mụn. Khuẩn gây mụn Propionibacterium và khuẩn cầu trùm biểu bì có thể cư trú ở dưới các nang tóc. Nếu quá nhiều vi khuẩn, chúng sẽ kích thích sản xuất các loại enzyme phá hủy chất nhờn khiến tình trạng viêm nang lông tăng lên. Một số người nhạy cảm với phản ứng này hơn những người khác nên mụn cũng trầm trọng hơn.

 

Đôi khi, mụn xuất hiện ở vùng nách do nang lông bị “bứng gốc” gây viêm.

 

Gen và loại da cũng có thể ảnh hưởng tới tình trạng mụn. Yếu tố gen đóng vai trò quan trọng. Stress có thể làm tình hình trầm trọng thêm nhưng không phải là thủ phạm mà mụn mới là nguyên nhân gây ra stress.

 

Các cấp độ của mụn:

 

Mụn đầu trắng: thường nằm gọn trong lỗ chân lông, không nổi lên bề mặt làn da và được gọi là mụn cám.

 

Mụn đầu đen: một phần nhân mụn nổi lên khỏi lỗ chân lông và được gọi là mụn trứng cá đầu đen.

 

Khi 2 loại mụn này bị tác động, cấu trúc bị thay đổi sẽ dẫn tới sự phát triển của rất nhiều loại thương tổn - lúc này, chúng có thể biến thành những nhọt đầy mủ.

 

Khi mụn đầu trắng bị “kéo” ra khỏi nang lông, nhọt sẽ hình thành. Chất dầu sẽ hóa rắn, các tế bào chết trong lỗ chân lông và vi khuẩn sẽ nhanh chóng tập hợp, tạo ra mụn mủ - viêm da.

 

Nếu mụn mủ tiếp tục bị viêm, sẽ hình thành các mụn thể nang.

 

Các thể nang này khi bị “phá vỡ” sẽ chỉ khỏi tạm thời (hình thành mụn mủ mới) hoặc trở thành sẹo vĩnh viễn.

 

Nhân Hà

Theo Health24