1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

“Mục sở thị” kỹ thuật cấy ghép chân giả cho người tàn tật!

(Dân trí) - Các bác sĩ đã làm thế nào để một chiếc chân giả có thể được ghép nối chặt trên cơ thể người tàn tật trong hàng chục năm, bí mật này sẽ được hé mở sau khi theo dõi ca phẫu thuật ghép chi, được dàn dựng bằng kỹ thuật đồ họa dưới đây!

“Osseointegration” (Sự Tích hợp xương) là một hiện tượng được khám phá bởi giáo sư  Per-Ingvar Branemark vào những năm 50 của thế kỷ trước. Nói một cách dễ hiểu Osseointegration là khả năng gắn kết với một bề mặt kim loại của của các tế bào xương người. Osseointegration cũng được phát hiện rất tình cờ. Theo đó, trong một lần giáo sư Ingvar Branemark thực hiện phẫu thuật nối lại xương đùi bị gãy của một chú thỏ, ông đã thử đặt một thanh trụ làm bằng titanium vào bên trong xương đùi của chú thỏ này, để tạm thời cố định vết gãy.

“Mục sở thị” kỹ thuật cấy ghép chân giả cho người tàn tật! - 1

Điều thú vị xảy ra khi vào thời điểm xương thỏ đã lành, giáo sư Branemark không thể lấy chốt titanium ra và sau vài tháng theo dõi, ông nhận thấy không có một phản ứng sinh hóa nào tác động tiêu cực lên cơ thể chú thỏ.

Đối với nền y học hiện đại, sự tích hợp xương là một căn cứ quan trọng để tiến hành các ca phẫu thuật cấy ghép các chi nhân tạo vào khung xương của bệnh nhân, hay đơn giản hơn là phẫu thuật trồng răng.

Thông thường, trong một ca cấy ghép chi nhân tạo cho những người tàn tật hoặc mất chi do tai nạn, một thanh trụ kim loại (titanium) sẽ được cấy sâu vào xương tay hoặc xương chân, bằng một vết mổ qua da ngay tại điểm bị cụt. Nhờ vậy, chi giả có thể dễ dàng kết nối vào cơ thể thông qua trụ titanium này, bằng hệ thống khớp nối.

“Mục sở thị” kỹ thuật cấy ghép chân giả cho người tàn tật! - 2

Cùng khám phá quy trình phẫu thuật cấy ghép một chiếc chân nhân tạo bằng phương pháp này trong video dưới đây: 

“Mục sở thị” kỹ thuật cấy ghép chân giả tiên tiến cho người tàn tật!

Thảo Vy

Theo Cheddar