Mỡ máu và nỗi ám ảnh đột tử do nhồi máu cơ tim

Theo ước tính của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ cứ 34 giây lại có một trường hợp đột quỵ dạng nhồi máu cơ tim, cứ 1 phút trôi qua lại có một trường hợp tử vong trên thế giới khiến căn bệnh này thực sự là nỗi ám ảnh trong đời sống hiện đại.

Dễ đột tử vì nhồi máu cơ tim

“Nghe tin một người bạn qua đời mà tôi giật mình, bởi trước đó ông không có dấu hiệu đau ốm nào. Mới tối qua còn cười nói vui vẻ ở quán bia đầu ngõ mà sáng sớm hôm sau đã nghe tin ông ấy qua đời do nhồi máu cơ tim….”, trường hợp của bạn ông Trần Cảnh Văn (67 tuổi, Tiền Giang) không còn xa lạ trên thế giới và ở Việt Nam trong vài năm trở lại đây.  

PGS.TS.BS Nguyễn Hoài Nam, giảng viên ĐH Y dược TPHCM) cho biết, sự nguy hiểm của biến chứng nhồi máu cơ tim biểu hiện qua số liệu 50% ca tử vong không hề có yếu tố khởi phát.

Trên thực tế, đột quỵ đã trở thành mối nguy hiểm đáng báo động với tất cả mọi người, bất kể độ tuổi, nghề nghiệp, giới tính... nếu liên quan với các yếu tố nguy cơ như tăng cholesterol máu, hút thuốc lá, tăng huyết áp, đái tháo đường, béo phì, căng thẳng thần kinh…

Đột quỵ đang trở thành nỗi ám ảnh với rất nhiều người, ở mọi lứa tuổi
Đột quỵ đang trở thành nỗi ám ảnh với rất nhiều người, ở mọi lứa tuổi

Số liệu của Hội Tim mạch Hoa Kỳ công bố năm 2013, trên thế giới mỗi năm có 2,5 triệu người chết do nhồi máu cơ tim, trong đó 25% chết trong giai đoạn cấp tính của bệnh. 

Tại Việt Nam, tỷ lệ người bị nhồi máu cơ tim tăng vọt trong những năm gần đây, trung bình năm sau cao hơn năm trước từ 15-20% và đang là một gánh nặng cho xã hội với tỉ lệ tử vong và tàn phế cao hàng đầu trong các bệnh kể cả dịch bệnh hiện nay tại Việt Nam. Việc chi phí cho chăm sóc, điều trị bệnh tim mạch cũng là gánh nặng đáng kể với hàng trăm tỉ USD tiêu tốn mỗi năm.

Theo dự báo, đến năm 2017, Việt Nam sẽ có 20% dân số mắc bệnh về tim mạch và tăng huyết áp. Đặc biệt trong những năm gần đây, bệnh lý tăng huyết áp đang tấn công mạnh vào nhiều đối tượng. Đáng lưu ý là đối tượng trẻ từ 25 tuổi trở lên mắc bệnh tim mạch và huyết áp chiếm 25,1% dân số.

Điều hòa mỡ máu - Giảm 74% nguy cơ nhồi máu cơ tim

Giải thích về biến chứng “đột quỵ tim”, PGS Nam cho rằng:  chính lúc cơ thể suy yếu, mệt mỏi, các receptor tế bào nhận nhiệm vụ tiếp nhận cholesterol từ máu vào các cơ quan bị giảm cả về số lượng lẫn chức năng hoạt động. Hậu quả là mỡ máu bị rối loạn do lượng cholesterol trong máu tăng cao và lắng đọng ở bề mặt nội mô và lớp cơ trơn của thành mạch máu, tạo nên những mảng xơ vữa. Từ đó hình thành cục máu đông, làm hẹp và tắc mạch máu. Bên cạnh đó, cục máu đông này có thể bị bong ra, trôi đi vướng vào mạch máu nhỏ hơn làm tắc nghẽn lòng mạch.

Các cục máu đông nếu xuất hiện ở mạch máu não sẽ gây đột quỵ não hay còn gọi là tai biến mạch máu não, nếu xuất hiện ở mạch máu nuôi tim sẽ khiến dòng máu nuôi tim giảm sút, làm hủy hoại cơ tim và gây nhồi máu cơ tim. Có đến gần 95% trường hợp nhồi máu cơ tim liên quan đến quá trình xơ vữa động mạch do lắng đọng cholesterol.

Một nghiên cứu mới đây đăng trên tạp chí European Heart cho thấy, điều hòa tốt cholesterol sẽ làm giảm được 74% nguy cơ nhồi máu cơ tim. Nghiên cứu này một lần nữa khẳng định tầm quan trọng của việc điều hòa cholesterol, kiểm soát các thành phần mỡ máu trong việc phòng ngừa biến chứng nhồi máu cơ tim.

Ngoài ra, dù không nạp cholesterol bằng đường ngoại sinh (ăn uống), nhiều người vẫn có nguy cơ bị thặng dư mỡ máu do hoạt động tế bào suy giảm, cơ thể khó hấp thu cholesterol trong khi gan vẫn tiếp tục sản xuất cholesterol (nội sinh).

Như vậy, vấn đề đặt ra là làm sao kiểm soát tốt mỡ máu, điều hòa cholesterol để giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim. Về dinh dưỡng, mọi người không nên ăn món trứng, phủ tạng động vật thường xuyên. Bởi trong các thực phẩm này rất nhiều cholesterol, như óc lợn có tỷ lệ cholesterol là 2.500mg%, Bầu dục bò là 400mg%, bầu dục lợn là 375mg%, tim là 140mg%, trứng gà toàn phần là 600mg%, gan lợn là 300mg%, gan gà là 440mg%.

Cần tăng cường các loại rau xanh, trái cây trong khẩu phần ăn, ưu tiên các thực phẩm như tỏi, trà xanh, gừng, cà chua... Giảm nguồn protein động vật, tăng cường protein từ thực vật, nhất là từ các chế phẩm từ đậu, đặc biệt là đậu tương như sữa đậu nành, đậu phụ, tào phớ, bột đậu tương... Mỗi tuần nên ăn ít nhất 3 bữa cá để cung cấp axít béo hệ omega-3, có tác dụng bảo vệ tim mạch.

Đặc biệt cần lưu ý, với đồ ăn có nhiều chất béo, cần ăn rất chừng mực chứ không kiêng tuyệt đối. Vì chất béo là cần thiết, cả số lượng và loại chất béo hấp thu vào cơ thể đều quan trọng. Tuy nhiên, nên duy trì ở mức độ hợp lý. Nhiều nước hiện nay khuyên nên dùng chất béo dưới 20% tổng năng lượng. Với người Việt Nam: 15-20% năng lượng khẩu phần là thích hợp. Còn với lượng cholesterol trong chế độ ăn nên dưới 300mg/ngày/người.

GDL-5 giúp LDL-C vào tế bào nhiều hơn, giảm LDL-C và tăng HDL-C trong máu
GDL-5 giúp LDL-C vào tế bào nhiều hơn, giảm LDL-C và tăng HDL-C trong máu

Cùng với đó là điều hòa cholesterol nội sinh bằng việc tăng cường các hoạt động thể lực, kiểm soát cân nặng, bỏ thuốc lá và sử dụng các hoạt chất thiên nhiên như GDL-5 để điều hòa cholesterol nội sinh, giữ các thành phần mỡ máu ở mức cần thiết và có lợi cho cơ thể.

 Xem video Cơ chế của GDL-5 giúp chống xơ vữa mạch máu, phòng ngừa đột quỵ:



Bình Minh