Men gan cao nên ăn gì - nhóm thực phẩm có lợi cho người bệnh gan
(Dân trí) - "Men gan cao nên ăn gì" là câu hỏi đang được nhiều người quan tâm. Theo chia sẻ của các bác sĩ, bệnh nhân men gan tăng cao cần có chế độ ăn uống khoa học và cẩn trọng.
Nếu vô tình dung nạp thêm thực phẩm có hại càng khiến chức năng gan bị suy giảm.
Đậu và ngũ cốc
Nhiều người khá ngạc nhiên khi biết đậu và ngũ cốc có thể hỗ trợ điều trị vấn đề men gan cao. Tuy nhiên nhiều chuyên gia đến từ các trường Đại học danh tiếng đã nghiên cứu và chứng minh được điều này.
Theo đó, men gan cao thường bắt nguồn từ việc enzym ALT trong cơ quan này có nồng độ tăng bất thường. Để giải quyết tình trạng, chúng ta nên chủ động dung nạp axit folic để trung hòa enzym kể trên. Đặc biệt, axit folic còn được biết đến như dạng vitamin B9 có lợi cho máu hàng đầu. Cụ thể, axit này kích thích cơ thể sản sinh thêm hồng cầu. Hồng cầu càng dồi dào và ổn định thì gan càng được nuôi dưỡng và phục hồi chức năng tốt hơn.
Vậy loại thực phẩm nào vừa có lợi cho sức khỏe nói chung lại vừa giàu axit folic? Câu trả lời chính là đậu và ngũ cốc. Nếu dung nạp đều đặn loại thực phẩm này trong mỗi bữa ăn thì chúng ta đã đáp ứng được khoảng 1/3 nhu cầu axit folic của cơ thể. Không chỉ tốt cho người men gan tăng cao, đậu và ngũ cốc còn tốt cho phụ nữ mang thai và người cao tuổi.
Hoa quả có chứa vitamin C
Dung nạp thêm hoa quả giàu vitamin C luôn được các bác sĩ đưa ra lời khuyên cho bệnh nhân có men gan tăng. Đánh giá từ góc độ chuyên môn thì đây là cách hạ men gan tự nhiên mà hiệu quả nhất.
Vitamin C sẽ thúc đẩy quá trình phục hồi các tế bào đang bị tổn thương tại gan và hỗ trợ đưa men gan về ngưỡng an toàn. Ngoài ra, vitamin này cũng giúp tăng cường miễn dịch, nâng cao sức đề kháng cho người bệnh.
Gợi ý lý tưởng cho câu hỏi men gan cao nên ăn gì sẽ là các loại trái cây như cam, chanh, bưởi, kiwi,…
Men gan cao nên ăn gì - Tỏi
Nếu bạn đang gặp tình trạng men gan cao thì nên dung nạp thêm tỏi hàng ngày. Theo các chuyên trang dinh dưỡng lớn trên thế giới, trong tỏi có nhiều hoạt chất có lợi như: selen, vitamin B6 và vitamin C, allicin,… Các chất này khi đi vào cơ thể sẽ hỗ trợ thải loại độc tố và quan trọng hơn là kích thích enzym có lợi cho gan. Hiểu một cách đơn giản, tỏi sẽ làm gan khỏe hơn, cân bằng nồng độ men gan cho người bệnh.
Có nhiều cách để chúng ta dung nạp tỏi vào cơ thể hàng ngày mà vẫn giữ nguyên được chất dinh dưỡng. Ví dụ sử dụng tỏi khi đun nấu như một loại gia vị, ngâm tỏi với mật ong, rượu để dùng trực tiếp,… Tuy nhiên cần lưu ý tuyệt đối không ăn tỏi khi đang đói hoặc cơ thể có một số biểu hiện bất thường như dị ứng hoặc ợ nóng, đầy hơi, chướng bụng,…
Cá hồi, cá ngừ
Lý do cá hồi và cá ngừ được các chuyên gia khuyến khích sử dụng cho bệnh nhân đang bị men gan cao là chúng giàu axit béo Omega-3. Omega-3 có thể hỗ trợ ngăn ngừa tình trạng tích tụ mỡ tại gan. Khi gan không bị nhiễm mỡ thì không có tế bào gan bị viêm hoặc tổn thương và cũng không xảy ra vấn đề tăng men gan. Nhìn chung, axit béo này rất có ích đối với các bệnh nhân cần phục hồi gan.
Tuy cá hồi nằm trong danh sách gợi ý men gan cao nên ăn gì nhưng không có nghĩa là chúng ta có thể lạm dụng loại thực phẩm này. Một tuần người bệnh chỉ nên ăn cá hồi khoảng 2 - 3 bữa và cần tránh ăn cá hồi sống.
Dầu ô liu
Dầu ô liu là gợi ý tiếp theo trong danh sách ăn gì khi men gan cao. Các bác sĩ đã khẳng định loại dầu này tốt cho gan khi hỗ trợ thải độc bằng cơ chế tự nhiên của cơ thể rất hiệu quả. Ngoài ra, ô liu còn có khả năng ngăn ngừa nguy cơ gan nhiễm mỡ và khả năng gan bị rối loạn chức năng. Các cholesterol được sinh ra sau một thời gian hấp thụ dầu ô liu đều đặn cũng giúp phục hồi các tế bào gan đang bị viêm.
Đặc biệt, dầu ô liu còn được chứng minh có lợi cho túi mật, hệ tim mạch và hệ tiêu hóa nên đây là loại thực phẩm lý tưởng cho hầu hết mọi người.
Trường hợp cần chú ý khi dung nạp dầu ô liu là các bệnh nhân điều trị bệnh tiểu đường hoặc cần kiểm soát lượng đường trong máu phục vụ phẫu thuật. Nếu bạn thuộc bất cứ trường hợp nào trong số hai ví dụ trên, hãy tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ chuyên khoa về việc hấp thụ dầu ô liu hàng ngày.
Trên đây là 5 gợi ý thích hợp cho câu hỏi men gan cao nên ăn gì. Ngoài các loại thực phẩm điều trị men gan cao trên, người bệnh vẫn có thể dung nạp thêm các món ăn bổ dưỡng khác để tăng cường phục hồi sức khỏe. Tuy nhiên, bạn nên trực tiếp tham khảo ý kiến của bác sĩ về chế độ ăn uống nếu đang kết hợp điều trị gan và bệnh lý khác. Chúc bạn sớm phục hồi chức năng gan!