Mật Nhân - cây thuốc quý trong dân gian
(Dân trí) - Trong dân gian, có rất nhiều loại thuốc quý. Tongkat Ali - Mật nhân (hay còn gọi là bá bệnh, bách bệnh) là một trong số đó. Mật nhân được xem là loại cây có nhiều chất dinh dưỡng với các công dụng tốt cho sức khỏe.
Dưới đây là thông tin đặc điểm của cây mật nhân.
Đặc điểm của mật nhân
Cây mật nhân có tên khoa học là Eurycoma longifolia, thuộc họ Thanh thất (Simaroubaceae). Đây là loài cây thân gỗ, mảnh, sống ở tầng rừng thấp, nằm trên đất sỏi. Cây mật nhân trưởng thành có kích thước trung bình khoảng 10 mét. Lá mật nhân mỏng, dài, mặt trên có màu xanh lục, mặt dưới có màu trắng hơi xanh. Mỗi cây mọc khoảng 2040 lá đối xứng nhau, lá cây dài đến 1 m. Ở nách lá, có hoa lưỡng tính, mềm, mọc thành cụm, màu đỏ, có nhiều lông tơ mịn.
Thân cây mật nhân chia ra nhiều nhánh nhỏ. Tuy nhiên, mật nhân phát triển tập trung vào rễ và rễ cây có thể chiếm đến 80% khối lượng cây. Bộ rễ của mật nhân có đặc điểm là nhiều rễ con, màu vàng nâu và trắng ngà, có mùi thơm nhẹ.
Quả mật nhân hình trứng, nhỏ, bên trong có một hạt cứng. Khi còn non, quả có màu xanh và chuyển thành màu nâu đỏ khi chín. Thông thường, mật nhân ra hoa vào khoảng tháng 3-4 và có quả vào tháng 5-6.
Ngoại trừ hoa, hầu hết các bộ phận của cây mật nhân gồm vỏ, thân, quả, lá, rễ… đều được sử dụng để làm thuốc.
Cây mật nhân ưa sống ở những vùng núi có độ cao dưới 1000 mét hoặc các khu vực trung du và những vùng đồi có chiều cao thấp. Đây là giống cây mọc hoang, thường được phân bố trong những cánh rừng thưa ở vùng Đông Nam Á. Loài cây này phân bố nhiều ở Việt Nam, Malaysia, Thái Lan và Indonesia.
Cùng với sự tiến bộ của khoa học, con người nhận ra các thành phần của cây mật nhân đều rất tốt cho sức khỏe và trở thành loại thảo dược hàng đầu trên thế giới. Tại nước ta, cây mọc nhiều tại các tỉnh miền Trung, miền Bắc, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.
Công dụng của mật nhân
Theo một số nghiên cứu, các thành phần dược tính trong cây mật nhân giúp kích thích các tế bào beta trong tuyến thượng thận sản sinh ra nhiều insulin hơn.
Trong cây mật nhân có thành phần hóa học nhằm để điều trị bệnh sốt rét. Các hợp chất kháng khuẩn và chống viêm hiệu quả cũng được tìm thấy trong mật nhân.
Không chỉ vậy, chiết xuất từ rễ và thân cây mật nhân làm tăng hàm lượng testosterone trong huyết thanh. Một trong những tác dụng nổi bật của mật nhân là tăng cường cơ bắp, giảm căng thẳng và phục hồi sinh lực.
Hướng dẫn sử dụng cây mật nhân
Với cây tươi, quả và lá rửa sạch, phơi khô. Còn rễ, thân, vỏ cây thì đem chặt thành từng đoạn nhỏ rồi phơi sấy khô. Bảo quản nơi khô thoáng, tránh ẩm mốc.
Để dùng mật nhân hàng ngày có nhiều cách: Ngâm rượu, ngâm sáp mật ong, sắc nước uống, tán bột hay nấu cao mật nhân… Để giảm độ đắng của mật nhân, bạn có thể ngâm với chuối hột rừng hoặc hoa atiso.
Hoặc sử dụng nước tăng lực Nhật Bản Lipovitan Tongkat Ali: Dạng lon, 250 ml, với chiết xuất mật nhân cùng hàm lượng vitamin và dưỡng chất cao giúp tăng lực tức thì, phục hồi sinh lực.
Một số lưu ý khi dùng mật nhân
Phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú và trẻ em không được dùng mật nhân.
Ngoài ra, mật nhân tươi trên thị trường có nhiều rủi ro về chất lượng. Vì thế, người tiêu dùng nên lựa chọn những sản phẩm có chiết xuất mật nhân, có nguồn gốc rõ ràng.
Hiện nay trên thị trường, có rất nhiều sản phẩm được chiết xuất từ mật nhân được bán rộng rãi. Một trong những sản phẩm được ưa chuộng nhất là nước tăng lực Nhật Bản Lipovitan Tongkat Ali, với công nghệ tiên tiến giúp việc sử dụng chiết xuất mật nhân an toàn cho người sử dụng.
Nước tăng lực Nhật Bản Lipovitan Tongkat Ali: Dạng lon, 250 ml, với chiết xuất mật nhân cùng hàm lượng vitamin và dưỡng chất cao giúp tăng lực tức thì, phục hồi sinh lực.