Mất ngủ 30 năm vẫn chưa “hết thuốc chữa”

(Dân trí) – Rất nhiều trường hợp độc giả phản ánh đã mắc chứng mất ngủ đến 20-30 năm. Các bác sĩ động viên người bệnh không nản, “có bệnh sẽ gặp thầy”. Xác định nguyên nhân dẫn đến việc mất ngủ, theo các bác sĩ, là yêu cầu tiên quyết để giải quyết bệnh lý.<br><a href='http://giaoluu.dantri.com.vn/Public/131/dang-ky-phong-van.html'><b>&nbsp;>>&nbsp; Mời độc giả theo dõi nội dung cuộc giao lưu TẠI ĐÂY</b></a>

Trong hơn 2 tiếng đồng hồ, các bác sĩ, chuyên gia mới chỉ một phần trong số gần 1000 câu hỏi của độc giả gửi đến cuộc giao lưu, tư vấn trực tuyến về bệnh mất ngủ và phương pháp điều trị. Nhiều trường hợp bệnh rất phức tạp, nan giải khiến GS.TS Lê Đức Hinh, GS.TS Nguyễn Văn Chương rất cân nhắc, cùng hội chẩn, trao đổi để có thể giải đáp cặn kẽ với độc giả. Những câu hỏi chưa thể giải đáp ngay do giới hạn thời lượng của cuộc giao lưu sẽ được chuyển đến các bác sĩ, chuyên gia để trực tiếp trả lời độc giả.

Phó Tổng Biên tập Phạm Tuấn Anh tặng hoa chào mừng các khách mời tham gia giao lưu.
Phó Tổng Biên tập báo điện tử Dân trí Phạm Tuấn Anh tặng hoa chào mừng các khách mời tham gia giao lưu.
 
Hơn 40 câu trả lời gửi đến GS. TS. Lê Đức Hinh, Chủ tịch Hội thần kinh Học Việt Nam và GS.TS Nguyễn Văn Chương, Chủ nhiệm Bộ môn Nội thần kinh, Viện quân y 103 tập trung nhiều vào nỗi lo lắng làm sao có thể chấm dứt tình trạng mất ngủ kéo dài, khi đã đủ loại thuốc đến những đợt mất ngủ ngắn ngày, trong thời gian khoảng vài tháng trở lại đây.

 

Cụ thể, với những lo lắng coi mất ngủ là 1 bệnh khó chữa, GS.TS. Lê Đức Hinh, Chủ tịch Hội thần kinh Học Việt Nam khẳng định: Không nên quá lo vì rối loạn giấc ngủ không phải là một bệnh mà chỉ là sự mất thăng bằng của các hoạt động sinh lý bình thường của cơ thể, phần nào phụ thuộc vào tuổi đời, giới tính, môi trường....

 

Về nguyên nhân gây ra tình trạng mất ngủ, GS.TS Nguyễn Văn Chương, Chủ nhiệm Bộ môn Nội thần kinh, Viện quân y 103, giải thích:

 

- Nhóm nguyên nhân đầu tiên là do lứa tuổi. Khi tuổi càng cao thì khả năng ổn định các nhịp thức ngủ càng khó, các nhu cầu sinh hoạt cá nhân ban đêm như đi vệ sinh... sẽ làm gián đoạn giấc ngủ.

 

- Nhóm nguyên nhân thứ 2 là các bệnh lý như đau dạ dày, đau lưng, đau khớp... sẽ làm giấc ngủ không sâu, dễ bị đánh thức giữa chừng.

 

- Nhóm nguyên nhân thứ 3 là do sử dụng các loại thuốc, các loại hóa chất, các chất kích thích (như rượu, chè, cà-phê) sẽ gây khó ngủ.

 

- Nhóm nguyên nhân thứ 4 là môi trường ngủ không được yên tĩnh, không thoáng

 

- Nhóm nguyên nhân thứ 5 là sự di chuyển, thay đổi múi giờ cũng gây khó khăn trong giấc ngủ.

 

- Nhóm nguyên nhân thứ 6 là những tác động mạnh về thể chất và tinh thần...

 

Theo đó, GS. Lê Đức Hinh khuyên những người có tuổi bị mất ngủ, tùy vào biểu hiện và tuổi tác, nên đi khám chuyên khoa tim mạch, lão khoa, tiêu hóa hay thần kinh….

 

Chia sẻ về những trường hợp “sợ không ngủ được”, GS.TS Nguyễn Văn Chương cho rằng những trường hợp lúc đầu mất ngủ, sau đó cứ lên giường là sợ mình không ngủ được là khá thường gặp. Và GS. Lê Đức Hinh khuyên không nên lạm dụng các thuốc an thần và gây ngủ khác vì có thể gây mất thăng bằng thêm các chức năng cơ bản của cơ thể.

 

Đưa ra lời khuyên về cách điều trị, GS Nguyễn Văn Chương cho rằng, khi bắt đầu mất ngủ, cần áp dụng các phương pháp đơn giản nhất, thích hợp với từng người như đếm số, nghe nhạc, tắm, uống sữa.... Khi các cách này không hiệu quả mới dùng tới các loại trà tâm sen, sen vông, các thực phẩm chức năng sinh học có thành phần lactium như Định Tâm Đan, 1 chế phẩm sinh học được chiết xuất từ sữa. Đây là sản phẩm rất lành không gây nghiện, không có tác dụng phụ, nên việc sử dụng an toàn.

 
Những trường hợp mất ngủ vài chục năm, việc điều trị sẽ không đơn giản là uống viên thuốc mà phải mang tính tổng thể như luyện tập, thay đổi chế độ sinh hoạt, dung các loại thuốc để điều hòa các hoạt động của não và việc làm này phải được giám sát, theo dõi thường xuyên. Và tốt nhất nên đi khám các bác sĩ chuyên khoa Thần kinh để xin ý kiến tư vấn và có phác đồ điều trị cho chặt chẽ.

 

“Không nên lạm dụng các thuốc an thần và gây ngủ khác vì có thể gây mất thăng bằng thêm các chức năng cơ bản của cơ thể. Nên điều chỉnh lại chế độ ăn uống, làm việc, nghỉ ngơi. Buổi tối khi đi ngủ nên giữ một tình trạng thoải mái cơ thể, giảm bớt căng thẳng suy nghĩ, thu xếp nơi nghỉ yên tĩnh, thoáng khí”, Còn GS.TS Lê Đức Hinh nhấn mạnh.

 

 Nhân Hà