Mắc ung thư đại tràng có được ăn yến sào?

Minh Nhật

(Dân trí) - Ung thư đại tràng là ung thư gây tử vong cao thứ 4 trên thế giới sau ung thư phổi, ung thư dạ dày và ung thư gan.

Hầu hết ung thư đại tràng đều khởi phát từ sự tăng sinh của niêm mạc đại tràng gọi là polyp. Một số dạng polyp có thể tiến triển thành ung thư sau nhiều năm. Khả năng tiến triển thành ung thư tùy thuộc vào từng loại polyp.

Chế độ dinh dưỡng là một trong những vấn đề đặc biệt quan trọng đối với bệnh nhân ung thư đại tràng. Nhiều người bệnh thắc mắc rằng, sử dụng yến sào mang lại những giá trị gì đối với việc chống lại căn bệnh này.

Mắc ung thư đại tràng có được ăn yến sào? - 1

Trong thành phần của yến sào có chứa hơn 18 loại axit amin, giàu protein, hàm lượng các vitamin và khoáng chất khác (Ảnh: Getty).

Yến sào được biết đến là loại thực phẩm vô cùng bổ dưỡng và rất tốt đối với những người mới ốm dậy hoặc có thể trạng yếu. Trong thành phần của yến sào có chứa hơn 18 loại axit amin, giàu protein, hàm lượng các vitamin và khoáng chất khác như serine, tyrosine, aspartic, phenylalanine… Đặt biệt là axit sialic cũng rất cao.

Axit sialic giúp ngăn cản và giúp tế bào miễn dịch phát hiện ra tế bào xấu và tiêu diệt chúng.

Theo một nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Hindawi - một tạp chí uy tín trên thế giới về lĩnh vực khoa học, kỹ thuật và y học đã chỉ ra ăn yến hoàn toàn không làm tăng sinh tế bào ung thư.

Để cụ thể cho nghiên cứu này, các nhà khoa học đã cùng làm thực nghiệm trên 2 loại tế bào một loại là tế bào thường, một loại là tế bào đã mắc ung thư. Kết quả cho thấy tổ yến chỉ có tác dụng tăng sinh tế bào thường, hoàn toàn không có tác dụng lên tế bào mang bệnh ung thư.

Điều này khẳng định yến sào hoàn toàn an toàn với người mang bệnh ung thư.

Một nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí khoa học National Center for Biotechnology Information - Viện y tế quốc gia Hoa Kỳ đã kết luận rằng: "Yến sào làm giảm đáng kể tổn thương miễn dịch đường ruột do hóa trị liệu gây nên. Cơ chế cơ bản được biết đến là yến sào đã tham gia vào sự gia tăng và kích hoạt các tế bào B-cell và sự tiết ra các kháng thể của tế bào".

Kết quả cho thấy tiêu thụ yến sào trong 30 ngày có thể làm giảm sự ức chế miễn dịch đường ruột do sử dụng phương pháp hóa trị liệu. Vì vậy, kết luận được đưa ra rằng yến có thể được sử dụng như là một liệu pháp bổ trợ để giảm các tác dụng phụ của hóa trị liệu, đặc biệt trong điều trị bệnh ung thư.

Ngoài ra, trong tổ yến có chứa axit aspartic có tác dụng trong việc tăng trưởng các mô cơ, tái tạo tế bào từ đó có thể giúp nhân đôi lượng hồng cầu, phần nào cân bằng lại lượng hồng cầu đã mất.