Lưu ý khi chế biến thức ăn cho trẻ
(Dân trí) - Ví như, thịt được ướp với đường trước khi nướng hoặc rán sẽ làm vô hiệu hoá vai trò của lysin. Trẻ được cho ăn nhiều loại thịt này có thể dẫn đến tình trạng thiếu lysin, làm ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển cuả trẻ.
Một số người khi đun sữa tiện thể cho thêm đường vào để đường dễ tan hơn. Cách này không có lợi vì lysin trong sữa và fluctose trong đường dưới tác dụng của nhiệt có thể tạo ra chất độc hại cho cơ thể. Nếu muốn cho trẻ dùng sữa có đường thì cần để sữa nguội một chút rồi hãy thêm đường vào.
Tránh pha mật ong bằng nước sôi
Trong thành phần của mật ong, ngoài đường glucose và fluctose (chiếm 65- 80%) còn có nhiều men và vitamin quý. Khi pha mật ong với nước sôi những vitamin này sẽ bị phân huỷ, ngoài ra nước sôi cũng làm mất màu sắc, mùi vị và tác dụng của enzim trong mật ong. Vì vậy hãy pha mật ong cho trẻ dùng ở nhiệt độ 60 độ C .
Nước sôi cũng không nên sử dụng khi pha với quả chanh, bởi sẽ làm vitamin C trong nước chanh giảm đi đáng kể.
Ninh thực phẩm rồi bỏ bã
Nhiều người khi ninh bột cho trẻ thường cho rằng sau khi đã ninh nhừ thực phẩm có thể lọc lấy nước cốt rồi bỏ bã đi, điều này không đúng. Dù thực phẩm có được ninh nhừ đến đâu cũng không đem lại đủ chất bằng việc băm nhuyễn hay xay nhỏ rồi cho trẻ ăn cả nước lẫn cái. Hơn nữa, khi ninh quá lâu chất dinh dưỡng trong thực phẩm cũng sẽ phân huỷ và bốc theo hơi nước.
Nấu cơm
Vitamin B1 nằm trong lớp ngoài cùng và mầm của hạt gạo. Nhiều người nấu cơm cho trẻ ăn thường xay xát thật kỹ sau đó vo gạo thật sạch. Điều này sẽ khiến trẻ không có cơ hội được hấp thụ vitamin B1 trong hạt gạo.
Rau xanh
Cho trẻ ăn rau xanh rất tốt. Tuy nhiên, rau có thể được tưới, bón bằng nước tiểu và phân chưa ủ kỹ. Do đó, rau có thể chứa nhiều vi khuẩn và ký sinh trùng, trong khi hệ tiêu hoá và miễn dịch của trẻ vẫn còn non yếu. Biện pháp tốt nhất là rửa kỹ từng lá rau dưới vòi nước chảy. Có thể ngâm rau nước pha dung dịch Aquatab.
Phạm Thanh