1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

Lần đầu tiên trên thế giới thực hiện thành công ca ghép giác mạc từ tế bào gốc

(Dân trí) - Lần đầu tiên trên thế giới, các chuyên gia từ Đại học Osaka đã cấy ghép cho bệnh nhân giác mạc từ các tế bào gốc đa năng cảm ứng. Trước đây, những ca phẫu thuật như vậy phải sử dụng các vật liệu từ người hiến tạng.

“Ưu điểm chính của công nghệ mới là trong giác mạc không có tế bào của hệ thống miễn dịch từ người hiến tạng, điều đó có nghĩa là cơ hội thải ghép rất thấp” - các nhà khoa học giải thích.

Giác mạc để cấy ghép thông thường được lấy từ những người chết, họ đồng ý để lại nội tạng của mình cho những người có nhu cầu. Nhưng thường thì đây là loại vật liệu rất hiếm có. Ví dụ, ở Nhật Bản, hơn 1.600 người đang xếp hàng chờ giác mạc.

Lần đầu tiên trên thế giới thực hiện thành công ca ghép giác mạc từ tế bào gốc - 1

Một nhóm các nhà khoa học từ Đại học Osaka đã đề xuất một phương pháp mới để tránh phải chờ giác mạc lâu và loại trừ nguy cơ thải ghép.

“Chúng tôi tìm ra cách tăng số lượng giác mạc cần cho việc cấy ghép bằng cách sử dụng các tế bào gốc đa năng cảm ứng. Đây thường là những nguyên bào sợi đã được thay đổi hoạt động của gen và do đó chúng trở lại trạng thái không phân biệt, mất tính chuyên môn hóa”,  các nhà khoa học tham gia vào công trình nghiên cứu cho biết.

Đầu tiên, các chuyên gia đã tiến hành một thí nghiệm trên thỏ trong phòng thí nghiệm. Thử nghiệm cho thấy thị lực ở động vật được cải thiện rõ rệt và xác suất thải ghép của cơ thể là vô cùng nhỏ. Chế độ ăn gây nguy cơ cho não - người ăn thuần chay thiếu vitamin B4.

Ngay sau khi công nghệ được phát triển trên động vật, các nhà khoa học đã quyết định tiến hành nó trên các tình nguyện viên. Người đầu tiên có giác mạc như vậy là một phụ nữ Nhật Bản 40 tuổi, bà bị rối loạn chức năng võng mạc của biểu mô giác mạc.

Đây là một căn bệnh hiếm gặp, bản chất của nó là các tế bào trong mắt hầu như không tái tạo, do đó giác mạc bị sẫm màu theo thời gian và người bệnh không còn nhìn thấy nữa.

Trường đại học cho biết vào ngày 25 tháng 7 năm 2019, một lớp mô giác mạc mỏng thu được từ người hiến iPSC đã được cấy vào mắt trái của người phụ nữ. Vào ngày 23 tháng 8, bà đã được xuất viện. Được biết là kể từ khi phẫu thuật, thị lực của người phụ nữ đã được cải thiện.

Tất nhiên, còn quá sớm để nói rằng ca phẫu thuật đã hoàn toàn thành công, vì cơ thể có thể thải ghép vật liệu sau một thời gian. Hiện nay bệnh nhân đang được các bác sĩ theo dõi.

M.P 

Theo Sputnik