1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

Lần đầu tiên dùng da lợn biến đổi gene cấy ghép cho người

(Dân trí) - Các chuyên gia bỏng tại Bệnh viện Đa khoa Massachusetts (MGH), Mỹ dùng da lợn biến đổi gene để tạm thời che vết thương bỏng ở bệnh nhân. Đây là lần đầu tiên mô lợn lấy từ động vật có chỉnh sửa gene đã được cấy trực tiếp lên vết thương của con người.

Thử nghiệm lâm sàng giai đoạn một do FDA tiến hành đã được tiến hành bởi bác sĩ phẫu thuật Jeremy Goverman thuộc MGH.

Trong y học hiện đại, ở những bệnh nhân bỏng sâu độ 2 và 3, một mảnh da lấy của một người đã chết thường được cấy ghép vào nơi bị bỏng nặng như một lớp phủ bảo vệ tạm thời.

Song giống như các cơ quan khác, da bị thiếu hụt và chi phí khá đắt đỏ. Vì thế, Bệnh viện sử dụng da lợn sống để thay thế.

Lần đầu tiên dùng da lợn biến đổi gene cấy ghép cho người - 1

Một mảnh da lợn được gọi là xenoskin được cấy trực tiếp lên vết thương bỏng bên cạnh một miếng da người lớn. 5 ngày sau các bác sĩ phẫu thuật để loại bỏ da người và da lợn và nhận thấy cả hai mảnh ghép đều dính vào vết thương và không thể phân biệt được với nhau.

Sau thủ thuật, bác sĩ đã lấy da từ đùi bệnh nhân để ghép. Vết thương tiến triển tốt và bệnh nhân sẽ sớm trở lại làm việc.

Các nhà khoa học hy vọng trong tương lai ứng dụng này không chỉ dừng lại ở việc thay thế da tạm thời để che vết bỏng. Thực tế các nhà khoa học có thể sử dụng bất cứ thứ gì có tế bào sống để thay thế da tạm thời cho người bệnh. Các tế bào sống có tất cả các yếu tố thích hợp giúp kích thích, tái tạo và đóng vết thương.

XenoTherapeutics đơn vị cung cấp giải pháp trên cho rằng họ đã có bước tiến nhỏ song chưa từng có trong việc cấy ghép cơ quan động vật vào cơ thể người từ lý thuyết sang trị liệu. Công ty hy vọng sẽ thúc đẩy lĩnh vực y học đầy triển vọng này và mang lại lợi ích cho bệnh nhân trên toàn thế giới.

Theo MGH, việc ghép da người có thể bị thiếu hụt và có thể tốn kém vì thế sử dụng da lợn thay thế có thể khả thi.

Bản thân những con lợn đã được biến đổi gene - sử dụng các kỹ thuật được phát triển tại MGH vào những năm 1990 bởi tiến sĩ David Sachs. Việc sửa đổi đã loại bỏ một gene đặc trưng cho lợn không có ở người, ngăn chặn phản ứng bất thường với hệ thống miễn dịch của con người.

Trước đó, các nhà khoa học đã tiến hành cấy ghép tim từ lợn biến đổi gene vào một con khỉ đầu chó đã được loại bỏ hệ miễn dịch để ngăn chặn cơ thể khỉ không dung nạp cấy ghép. Kết quả, con khỉ vẫn khỏe mạnh nó đã sống được hơn 500 ngày (gần 1 năm rưỡi) kể từ ngày cấy ghép,

Cấy ghép nội tạng động vật, hay còn gọi là xenotransplantation có thể thay thế hoàn toàn nội tạng con người, hoặc cung cấp một bộ phận dự phòng cho đến khi tìm được bộ phận khác thay thế. Nhưng việc từ chối các mô tế bào của hệ thống miễn dịch ở người được cấy ghép vẫn còn là một rào cản lớn.

Để khắc phục vấn đề này, các nhà khoa học sử dụng công nghệ biến đổi gene để loại bỏ các gene không chấp nhận mô người và thay thế chúng bằng gene của con người. Như vậy sẽ không gây ra phản ứng miễn dịch. Lí do lợn được lựa chọn bởi vì giải phẫu của chúng tương tự như con người.

Hà An (theo Bostonherald)

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm