1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

Lần đầu áp dụng phương pháp truyền ối cứu thai nhi sinh non ở miền Bắc

Lần đầu tiên tại miền Bắc, một bệnh viện đã áp dụng thành công phương pháp truyền ối, giúp một sản phụ bị cạn ối sớm ở tuần 28 sinh “mẹ tròn con vuông” ở tuần 37. Đây là phương pháp đòi hỏi kỹ thuật thực hiện yêu cầu độ vô khuẩn và chính xác cao nên không phải bệnh viện nào cũng áp dụng được.

90 ngày sống trong lo lắng

Chị Nguyễn Hoài Thanh (30 tuổi, ở Ninh Hiệp, Gia Lâm, Hà Nội) mang thai đến tuần thứ 28 thì có biểu hiện cạn ối sớm, thai suy dinh dưỡng. Cạn ối là một hiện tượng bất thường trong sản khoa có thể gây ra nhiều nguy cơ. Đặc biệt, tình trạng ít nước ối rất dễ dẫn đến suy thai, thiểu sản phổi, thận (kích thước phổi, thận nhỏ không đảm bảo chức năng), bất thường tư thế tay, chân…

Vì thế, ngay sau khi biết tin chẳng lành, gia đình đã đi thăm hỏi nhiều nơi, thậm chí định khăn gói vào Nam tìm thầy, tìm thuốc. Tuy nhiên, khi đến Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City, chị được biết bệnh viện đã ứng dụng được phương pháp điều trị cạn ối hiện đại đang được triển khai ở các nước phát triển. Đó là phương pháp truyền ối mà hiện chưa có bệnh viện nào phía Bắc thực hiện được.

Với phương pháp truyền ối lần đầu tiên được áp dụng tại miền Bắc, các bác sĩ đã giữ được cho chị Thanh khỏi nguy cơ bị sinh non.
Với phương pháp truyền ối lần đầu tiên được áp dụng tại miền Bắc, các bác sĩ đã giữ được cho chị Thanh khỏi nguy cơ bị sinh non.

Sau 4 tuần được điều trị và theo dõi tích cực theo phương pháp truyền ối này, mức ối của chị Thanh về bình thường, em bé tiếp tục phát triển bình thường. Chị Thanh sinh mổ thuận lợi một bé trai nặng 2,5kg, có các chỉ số sinh tồn tốt.

Có mặt trong phòng mổ chứng kiến giờ phút bé chào đời, được bế con trong tay, anh Nguyễn Khắc Hưng – chồng chị Thanh xúc động: “Trải qua gần 3 tháng phấp phỏng vì lo lắng cho con, giờ được bế con trọn vẹn, hồng hào, tôi thực sự quá hạnh phúc”. Anh Hưng cũng cho biết, hiện em bé đã được 3 tháng, bú tốt và phát triển tương đương với trẻ sinh đủ tháng, đủ ngày.

Ngắm nhìn con khỏe mạnh, hồng hào, anh Hưng như quên đi nỗi lo lắng suốt 3 tháng qua khi vợ anh phát hiện bị cạn ối sởm tuần 28.
Ngắm nhìn con khỏe mạnh, hồng hào, anh Hưng như quên đi nỗi lo lắng suốt 3 tháng qua khi vợ anh phát hiện bị cạn ối sởm tuần 28.

“Truyền ối hiện đại” là gì?

Theo các chuyên gia sản khoa, thường các bà mẹ cạn ối sớm khi chưa đến kỳ sinh có thể được điều trị bằng cách truyền dung dịch sinh lý đường tĩnh mạch nhằm tăng cường tuần hoàn tử cung rau; thai phụ được khuyến cáo uống nhiều nước, tăng cường dinh dưỡng... tuy vậy hiệu quả không cao.

Nếu các phương pháp này không cải thiện, thường sẽ phải chấm dứt thai kỳ sớm, khi đó, tiên lượng sống của bé hoàn toàn phụ thuộc vào tuổi thai, sự phát triển các cơ quan, khả năng điều trị sơ sinh …

Chính vì thế, phương pháp truyền ối bằng cách truyền chậm một lượng dung dịch sinh lý vào buồng ối thai nhi giúp tăng thể tích ối đem lại hiệu quả chắc chắn và rõ rệt. Đây là phương pháp đòi hỏi kỹ thuật thực hiện yêu cầu độ vô khuẩn và chính xác cao nên không phải bệnh viện nào cũng áp dụng được.

BS Nguyễn Thu Hoài, Khoa Sản Vinmec Times City chia sẻ niềm vui mẹ tròn con vuông với chị Thanh
BS Nguyễn Thu Hoài, Khoa Sản Vinmec Times City chia sẻ niềm vui mẹ tròn con vuông với chị Thanh

"Điều khó khăn nhất trong quá trình truyền ối là phải đảm bảo vô khuẩn, đồng thời phải theo dõi chặt chẽ bằng siêu âm thai hằng ngày cho đến khi mức ối trở về an toàn” - bác sĩ Nguyễn Thu Hoài, Khoa Sản Vinmec Times City chia sẻ.

Đây không phải lần đầu tiên, bệnh viện này đi đầu trong việc ứng dụng thành công nhiều kỹ thuật y khoa tiên tiến trên thế giới, điều trị hiệu quả cho người bệnh mà không cần “khăn gói” đi xa hoặc xuất ngoại. Đặc biệt, với định hướng phát triển mạnh về sản khoa, hơn 4 năm đi vào vận hành, bệnh viện này đã tiên phong ứng dụng thành công nhiều kỹ thuật sản khoa tiên tiến. Tiêu biểu là phương pháp sinh phi truyền thống (sinh đứng – sinh ngồi), sàng lọc dị tật do bất thường nhiễm sắc thể bằng phương pháp lai so sánh bộ gen (microarray CGH) và mới nhất là phương pháp truyền ối.


PV