Lá mơ lông chữa bệnh đường ruột

Để chữa bệnh lỵ trực tràng dùng lá mơ lông trộn trứng gà rán. Ngoài ra, có thể dùng lá mơ sắc cùng cỏ sữa, rau sam, ngân hoa, búp sim sắc lấp nước uống cũng có công hiệu tương tự.

Mơ lông tam thể còn có tên khác là mơ lông, dây mơ tròn... Tên khoa học Paed tomentosa.

 

Thành phần hóa học:

 

Cây có tinh dầu rất hăng có mùi bisunfua cacbon có hai chất ancaloit paderin α và β một tan trong ête kết tinh ở dạng kim nhỏ, một chất vô định hình, hơi tan trong rượu amylic, clorofoc và benzen.

 

Công dụng và liều dùng:

 

Chữa lỵ trực tràng shiga.

 

Lá mơ tam thể 30-50g.

 

Trứng gà 1 quả.

 

Lá mơ rửa sạch để ráo, thái nhỏ trộn với trứng gà cả lòng đỏ và lòng trắng, cho vào lá chuối nướng hoặc cho lên chảo rán vàng không cho dầu, mỡ. Ngày ăn 2-3 lần, thời gian điều trị từ 7- 10 ngày.

 

Hoặc các bài thuốc nam phối hợp như:

 

Rau sam 400g, hạt cau 100g, củ phượng vĩ 100g, cỏ sữa nhỏ lá 400g, lá mơ lông 100g. Tất cả sao tán bột dùng 20g/ngày dùng 5-7 ngày.

 

Phèn đen 20g, võ rút 10g, củ phượng vĩ 20g, sao tán bột, uống ngày 20g.

 

Cỏ nhọ nồi tươi 100g, lá mơ lông 100g, lá phượng vĩ 100g sắc uống trong 5-7 ngày.

 

Cỏ sữa lá to 100g, rau sam 100g, ngân hoa 20g, búp ổi 20g, búp sim 100g, sắc nước sánh hơi đậm, uống trong ngày dùng 5-7 ngày.

 

Lá mơ tam thể còn có tác dụng tốt trong hội chứng lỵ amib cấp, trị được khuẩn ghiga, shigella thuộc họ enterobacteriacae (vi khuẩn đường ruột) trực khuẩn gram âm, hoặc trong nhiễm khuẩn, nhiễm độc thức ăn do samonella.

 

Do vậy, trong các thức ăn đặc sản như thịt heo rừng, thịt chó (cầy) trong các nhà hàng không thể thiếu lá mơ lông tam thể, có thể lấy lá mơ lông tam thể loại to cuốn với thịt, ăn rất ngon.  

 

Theo Nhân Dân/Văn hóa nghệ thuật ăn uống

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm