Khi tuyến tiền liệt bị viêm

Đam mê thì tràn đầy, cả hai đều đang đón chờ nhưng rồi lại không thể "cảm nhận" vì... tiền liệt tuyến “phát bệnh”. Bạn không nên quá lo lắng nhưng cũng đừng chủ quan vì nó chính là bảo bối của tình yêu đấy!

Tiền liệt tuyến là gì?

 

Tuyến tiền liệt (TTL) là một tuyến đặc biệt chỉ có ở nam giới, kích thước và hình dạng như nhân quả hạnh đào (walnut) nằm phía dưới bàng quang.

 

Khi mới sinh, kích thước tuyến tiền liệt của một bé trai chỉ bằng hạt đỗ. Tuyến này lớn dần theo thời gian và phát triển tăng vọt vào tuổi dậy thì. Cho đến 20 tuổi tuyến tiền liệt đạt đến kích thước của người lớn.

 

Chức năng chính của tuyến tiền liệt là sản xuất tinh dịch, giúp cho việc nuôi dưỡng, vận chuyển tinh trùng, bởi vậy chúng ta có thể coi bộ phận này như một thứ bảo bối của tình yêu.

 

Dấu hiệu và triệu chứng bệnh K

 

Khi tuyến tiền liệt bị viêm có thể gây ra những triệu chứng như luôn buồn tiểu hay đi đái dắt, buốt, rát, thường kèm theo đau cả vùng chậu nhỏ, bẹn và vùng dưới thắt lưng.

 

Bệnh viêm tuyến tiền liệt có thể biểu hiện ở nhiều dạng:

 

Type I- Viêm nhiễm khuẩn cấp: Triệu chứng thường xuất hiện bất ngờ, bao gồm: sốt và rét, có cảm giác như bị cúm, đau ở tuyến tiền liệt, ở phần dưới thắt lưng hoặc ở vùng sinh dục, đái dắt, đau rát hoặc khó khăn khi đi tiểu, đôi khi trong nước tiểu, trong tinh dịch có máu, đau khi xuất tinh.

 

Viêm tuyến tiền liệt cấp là một bệnh nghiêm trọng, cần phải đi viện điều trị kịp thời.

 

Type II- ViêmTTL nhiễm khuẩn mãn tính: Triệu chứng gần giống như viêm cấp nhưng phát triển chậm hơn và không nguy hiểm bằng viêm cấp. Viêm TTL mãn chỉ sốt nhẹ, thường hay đi tiểu đêm và kéo theo cả viêm bàng quang tái phát.

 

Type III- Viêm TTL mãn không nhiễm khuẩn: Đây là loại phổ biến nhất. Nói chung các biểu hiện và triệu chứng của dạng này giống với type II, nhưng hầu như không bị sốt.

 

Tuy nhiên sự khác nhau chính là không thấy vi khuẩn khi làm xét nghiệm nước tiểu và trong dịch của tuyến tiền liệt. Có khi có các tế bào mủ trong nước tiểu.

 

Type IV- Viêm tuyến tiền liệt không có triệu chứng: không cần xử lý

 

Bệnh viêm tuyến tiền liệt rất khó chuẩn đoán một phần vì triệu chứng của nó khá giống với một số bệnh khác, ví dụ như bệnh viêm nhiễm bàng quang hoặc niệu đạo.

 

Các yếu tố nguy cơ

 

Mặc dù các vấn đề về TLT thường gặp ở những người đàn ông có tuổi, đặc biệt từ 60 tuổi trở lên, có thể phát triển cả ở người dưới 40 và rất dễ có nguy cơ mắc bệnh hơn nếu như: viêm hoặc nhiễm khuẩn TTL bị sưng chèn ép ống niệu đạo; Mới bị viêm bàng quang hoặc đường tiết niệu; Phải đặt ống xông; Đang đi tiểu lại đột ngột dừng; Làm những nghề có chấn động hoặc rung nhiều; Lắc hoặc đi xe đạp liên tục.

 

Điều trị bệnh viêm tuyến tiền liệt không đơn giản nhưng trong nhiều trường hợp bằng những biện pháp xử lý khác nhau và tự chăm sóc có thể khống chế và giảm bớt triệu chứng.

 

Người bệnh cần kết hợp với bác sĩ để có kế hoạch điều trị, bao gồm: thuốc, vật lý trị liệu và phải phẫu thuật nếu như cần thiết.

 

Phần thuốc men

 

Các loại vi khuẩn gây viêm TTL mãn kháng thuốc hơn vì vậy phải điều trị lâu hơn, có khi phải điều trị kháng sinh từ 6 đến 12 tuần.

 

Các thuốc chẹn alpha nếu như người bệnh khó đi tiểu có thể giúp giãn cổ bàng quang và các thớ cơ nơi TTL tiếp giáp với bàng quang, làm dễ tiểu tiện hơn và nhanh chóng giảm tải cho bàng quang.

 

Một số thuốc giảm đau như aspirin, hoặc ibuprofen (Motrin, Advil...) sẽ làm người bệnh dễ chịu hơn. Lưu ý: uống quá nhiều các loại thuốc này dễ có những tác dụng phụ như đau bụng, chảy máu hoặc loét dạ dày.

 

Các loại thuốc giãn cơ cũng thường được sử dụng vì các cơn co cơ mu luôn đi kèm với bệnh viêm TTL.

 

Vật lý trị liệu: Những bài tập đặc biệt và kỹ thuật thư giãn có thể cải thiện những triệu chứng của bệnh viêm TTL ở một số người.

 

Tập thể dục: Nằm duỗi thẳng và thư giãn cơ mu dưới, đôi khi thêm một chút ấm để làm cho cơ mềm hơn

 

Tắm ngồi: Là cách tắm chỉ ngâm nửa dưới của cơ thể vào nước nóng, sẽ làm giảm đau và thư giãn cơ bụng dưới.

 

Xoa TTL: Một số người khi xoa TTL đã giảm được xung huyết, thông mạch, nhờ đó bệnh có đỡ phần nào.

 

Các biện pháp khác: Sử dụng thuốc làm giảm hormone TTL (Proscar) và liệu pháp sóng có giải tần hẹp cũng đã có một số kết quả nhất định.

 

Tự chăm sóc: Uống nhiều nước, hạn chế rượu, cà phê và thức ăn cay nóng, đi tiểu đều, hoạt động tình dục điều độ, đi xe đạp nên dùng loại yên giảm xóc để giảm chấn động lên TTL, một số bài thuốc dân gian như sắc cây dừa nước với bột kẽm và khoáng quexetin cũng giảm được triệu chứng. 

Theo Mỹ Phẩm