Khi không khí ô nhiễm trở thành kẻ thù của những chiếc mũi dị ứng

Trường Thịnh

(Dân trí) - Thời gian gần đây, tình trạng viêm mũi dị ứng với yếu tố môi trường thông qua khói bụi, ô nhiễm không khí tăng cao.

Ngày nay, sức khỏe hô hấp là một trong những vấn đề được quan tâm và ưu tiên hàng đầu. Nhiều chiến dịch sức khỏe liên quan đến bệnh hô hấp được phát động nhằm truyền tải thông điệp hữu ích để cộng đồng chủ động ứng phó hơn.

Nổi bật gần đây là chiến dịch "Ngưng dị ứng đời thêm cảm hứng", với hình ảnh chủ đạo dàn "giao hưởng hắt xì", đã khéo léo gửi đi thông điệp đừng chủ quan trước những triệu chứng tưởng chừng như đơn giản của bệnh viêm mũi dị ứng.

Mang hình ảnh thú vị cùng giai điệu bắt tay, dàn giao hưởng liên tục ngân vang câu hát "Lông thú gây dị ứng. Hay có thể do bụi. Không khí ô nhiễm. Thời tiết thay đổi", thể hiện và liên kết các tác nhân phổ biến nhưng dễ bị phớt lờ bởi lối sống thời đại.

Bắt đầu từ những con phố lớn, các tuyến xe buýt và trên các nền tảng số thông qua thử thách Tiktok, chiến dịch đã mở rộng thông điệp và nhận được sự hưởng ứng từ cộng đồng. Nhờ đây, mọi người dần để tâm tới bệnh viêm mũi dị ứng cùng tầm quan trọng của việc hiểu rõ nguyên nhân và phòng tránh trong cuộc sống hàng ngày.

Khi không khí ô nhiễm trở thành kẻ thù của những chiếc mũi dị ứng - 1

Dàn giao hưởng trình diễn bài hát "Bản giao hưởng hắt xì" tại phố đi bộ.

Tình trạng ô nhiễm không khí gia tăng tại các đô thị lớn

Việt Nam xếp thứ 178/180 quốc gia và vùng lãnh thổ về chất lượng môi trường và cũng là một trong 10 quốc gia chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ biến đổi khí hậu theo Báo cáo chất lượng môi trường EPI 2022 (Đại học Yale, Mỹ). Có nhiều nguồn cơn gây ra ô nhiễm có thể kể đến như: phát triển cơ sở hạ tầng, giao thông và sự thu hẹp các không gian xanh do quá trình đô thị hóa; hiện tượng nóng lên toàn cầu và biến đổi khí hậu; đốt và tiêu thụ các nhiên liệu hóa thạch; ô nhiễm từ trong nhà và ngoài trời,...

Nhiều khu vực đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm không khí ngày càng gia tăng, đặc biệt là ô nhiễm bụi mịn - các hạt bụi có kích thước đường kính nhỏ hơn hoặc bằng 2,5 μm. Điều này vô tình khiến tình trạng viêm mũi dị ứng, viêm mũi, viêm xoang trở nên phổ biến và dễ bắt gặp ở trẻ nhỏ.

Những ảnh hưởng do không khí ô nhiễm gây ra

Ô nhiễm không khí gây nguy cơ lớn cho sức khỏe hô hấp, tăng khả năng mắc các bệnh về đường hô hấp và ảnh hưởng hệ hô hấp mũi. Theo WHO, PM2.5 là chất gây ô nhiễm nguy hiểm nhất đến sức khỏe con người, gây ra bệnh hô hấp, tim mạch, ung thư phổi và có thể dẫn đến tử vong.

Nhiều người bị hắt hơi liên tục khi tiếp xúc với khói bụi dù đã đeo khẩu trang, hoặc thường xuyên nghẹt mũi, hắt hơi khi làm việc ngoài trời trong thời gian dài. Mọi người thường nhầm lẫn những triệu chứng này với cảm cúm, nhưng thực tế, khả năng cao có thể bạn đang gặp phải dấu hiệu của viêm mũi dị ứng.

Khi không khí ô nhiễm trở thành kẻ thù của những chiếc mũi dị ứng - 2

Không khí ô nhiễm phủ rộng một số thành phố (Ảnh: ShutterStock).

Hiểu chiếc mũi của mình, để không lo dị ứng

Để bảo vệ bản thân, trước hết cần hiểu rõ sự khác biệt giữa tác nhân và quá trình hình thành của 2 loại bệnh tưởng chừng như một là cảm cúm và viêm mũi dị ứng.

Chiến dịch "Ngưng dị ứng, đời thêm cảm hứng" đã khéo léo thể hiện lầm tưởng hằng ngày, minh họa rằng những triệu chứng tưởng chừng như cảm cúm lại là dấu hiệu của viêm mũi dị ứng, có thể kể đến như bụi bẩn lâu ngày đọng lại trên đồ dùng, lông thú cưng bay trong không khí,... đều là những yếu tố mà chúng ta thường xuyên tiếp xúc. Và hơn hết, các tác nhân này có thể xuất hiện ở bất kỳ đâu, từ không gian kín như nhà cửa, văn phòng, đến những nơi công cộng như xe buýt hay đường phố.

Khi không khí ô nhiễm trở thành kẻ thù của những chiếc mũi dị ứng - 3

Cảm cúm và viêm mũi dị ứng thường bị nhầm lẫn (Ảnh: ShutterStock).

Theo thói quen, ngay khi có biểu hiện hắt hơi liên tục, chảy nước mũi trong, ngạt mũi, cảm cúm là phán đoán đầu tiên của đại đa số. Một số người tỏ ra không mấy quan tâm và một số khác vội vã sử dụng các loại thuốc cảm (giảm đau, hạ sốt) để có thể khắc phục được các triệu chứng.

Cần phân biệt rằng, cảm cúm thường có biểu hiện đau họng, rát họng và sốt. Còn đối với viêm mũi dị ứng, bạn sẽ hắt hơi thành những tràng liên tục, chảy nước mũi trong và ngạt mũi. Ngoài ra, viêm mũi dị ứng còn có những triệu chứng điển hình như: ngứa mắt, ngứa mũi, chảy mũi, nghẹt mũi, nhảy mũi,...

Vậy làm thế nào để khắc phục tình trạng viêm mũi dị ứng? Bạn có thể sử dụng Fexofenadine để khắc phục hiệu quả tình trạng và giảm ảnh hưởng của tới các hoạt động hàng ngày. Đây là hoạt chất có khả năng đối kháng đặc hiệu và chọn lọc, giúp ngăn chặn một chất tự nhiên nhất định (histamine) mà cơ thể bạn tạo ra trong phản ứng dị ứng.

Fexofenadine cũng được chứng minh có thể làm giảm các triệu chứng dị ứng như chảy nước mắt, chảy nước mũi, ngứa mắt, ngứa mũi, hắt hơi, phát ban, ngứa một cách nhanh chóng và hiệu quả.