Khắc phục tình trạng khó ăn của bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối
(Dân trí) - Việc xây dựng chế độ dinh dưỡng đúng cách là rất cần thiết với người bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối.
Theo Bệnh viện Ung bướu Nghệ An, ung thư phổi được chia làm 2 thể chính đó là: ung thư phổi tế bào nhỏ và ung thư phổi không tế bào nhỏ. Trong đó, ung thư phổi không tế bào nhỏ chiếm khoảng 80% trên tổng số ca bệnh.
Ung thư phổi tế bào nhỏ có tốc độ phát triển nhanh gấp đôi và di căn xa. Người bệnh khi mắc phải thường có triệu chứng ho khan hoặc ho có đờm, sụt cân bất thường, khó thở và đau tức ngực… ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.
Thời gian sống của người mắc bệnh ung thư phổi đa phần sẽ phụ thuộc vào tình trạng hiện tại của bệnh như: Ung thư tế bào nhỏ hay không tế bào nhỏ, giai đoạn sớm hay muộn.
Từ đó, trong trường hợp người bệnh ung thư phổi giai đoạn sớm được điều trị đầy đủ thì có thể sống thêm được khoảng 5 năm. Tuy nhiên, nếu người bệnh bị ung thư phổi tế bào nhỏ di căn thì cho dù có duy trì áp dụng các biện pháp điều trị cũng chỉ sống thêm được từ 6 - 18 tháng (tùy thể trạng).
Bên cạnh đó, những trường hợp sống trên 5 năm của người mắc bệnh ung thư phổi chỉ được xét trong các giai đoạn bệnh như:
- Ở giai đoạn khu trú tỷ lệ sống của người bệnh trên 5 năm chiếm khoảng 52%.
- Khi ung thư lan tới các hạch bạch huyết lân cận người bệnh sống được trên 5 năm chỉ còn chiếm tỷ lệ là 25%.
- Với trường hợp xuất hiện di căn xa thì tỷ lệ sống trên 5 năm của người bệnh lúc đó chỉ còn khoảng 4%.
Phần lớn những người điều trị ung thư phổi giai đoạn cuối sẽ xuất hiện các tình trạng mất vị giác, ăn không ngon miệng, chán ăn. Theo nghiên cứu thì có khoảng 60% bệnh nhân điều trị ung thư phổi bị mắc chứng suy dinh dưỡng. Tình trạng này kéo dài làm người bệnh không nạp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể và dễ dẫn đến:
- Không đảm bảo đáp ứng với phác đồ điều trị điều trị.
- Sức đề kháng giảm sút, ảnh hưởng đến quá trình điều trị và phục hồi của người bệnh.
Như vậy có thể thấy rằng việc xây dựng chế độ dinh dưỡng đúng cách là rất cần thiết với người bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối.
Có được chế độ ăn hợp lý và khoa học là chìa khóa giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể người bệnh. Từ đó cải thiện sức khỏe, giảm tác dụng phụ sau quá trình điều trị ung thư.
Để giúp người bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối cải thiện vị giác, tạo cảm giác ngon miệng hơn thì bạn có thể áp dụng một số biện pháp cụ thể như sau:
- Có thể chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, khoảng 2 đến 3 tiếng ăn một lần.
- Lựa chọn thực phẩm mềm và dễ ăn
- Hạn chế ăn đồ ăn lạnh để tránh bị đau bụng.