1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

Kẻ thù giấu mặt trong bếp

Ăn tiệm vừa nhanh, gọn và tiện lợi, thế nhưng đa số mọi người đều muốn nấu nướng, dùng bữa tại nhà bởi vì ngon và đảm bảo chất lượng hơn. Thế nhưng, bạn đừng tưởng nấu ăn tại nhà là an toàn tuyệt đối. Một số dụng cụ và nguyên liệu chế biến thức ăn có thể gây nên những ảnh hưởng xấu cho sức khoẻ của gia đình bạn.

Một sô mẹo giúp bạn phòng ngừa tốt nhất để có thể giảm thiểu mức độ ảnh hưởng của chúng.

Xoong chảo chống dính - mầm gây bệnh

Hầu hết mọi gia đình đều sở hữu một chiếc chảo chống dính. Chúng vô cùng tiện lợi khi xào rán và dễ dàng rửa sạch. Tuy nhiên, khi ở nhiệt độ cao chúng sẽ gây nên bệnh “cúm Teflon” với những triệu chứng như đau đầu, đau lưng, ớn lạnh, nhiệt độ cơ thể không ổn định.

Nguyên nhân gây nên hiện tượng này là những chất hoá học được sử dụng để tạo nên lớp không dính trên bề mặt chảo. Trong đó nổi bật nhất là amonium perfluorcooctanoate (thường được ký hiệu là C8). Các nhà khoa học đã tiến hành những thí nghiệm trên động vật, kết quả cho thấy C8 gây nên bệnh ung thư, phá huỷ các cơ quan trong cơ thể. Mặc dù chưa có bằng chứng chắc chắn nào về mức độ ảnh hưởng của C8 trên con người nhưng tổ chức bảo vệ môi trường EPA đang xúc tiến kiểm tra lại đặc tính của chất này.

Thực tế đã chỉ ra việc sử dụng Teflon quá mức sẽ gây nên những bệnh vô cùng nguy hiểm (vô sinh chẳng hạn). Tổ chức EPA cũng đang tiến hành các thí nghiệm để chứng minh lại khả năng này.

Làm thế nào để giảm thiểu mức độ nguy hiểm?

Bạn không cần thiết phải bỏ đi toàn bộ xoong chảo chống dính mà bạn đang có. Đơn giản bạn chỉ cần hạn chế không dùng chúng quá thường xuyên và tránh không nấu nướng ở nhiệt độ quá cao.

Các hộp đựng thức ăn - chứa đựng sự nguy hiểm

Bản thân lò vi sóng không gây nên bất ảnh hưởng xấu nào cho sức khỏe của bạn. Nguy hiểm nằm ở những chiếc hộp bạn sử dụng để đựng thức ăn khi cho vào lò. Những chiếc hộp thường là bằng nhựa. Trong quá trình sản xuất, để làm cho nhựa mềm dẻo hơn, các nhà sản xuất đã thêm vào các chất làm mềm và một số thành phần hoá học khác. Các chất này khi xâm nhập vào cơ thể sẽ bắt chước hoặc cạnh tranh với hoóc môn con người, phá vỡ tuyến nội tiết, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và gây nên bệnh ung thư.

Ngoài ra việc sử dụng cốc giấy cũng gây nên nguy hiểm không kém. Nếu bạn dùng cốc giấy để uống café nóng, giấy sẽ bị rò rỉ và trộn lẫn với nước. Sử dụng cốc giấy để uống các đồ nóng quá nhiều sẽ gây nên bệnh ung thư.

Làm thế nào để giảm thiểu mức độ nguy hiểm?

Không bao giờ sử dụng hộp giấy để đựng đồ ăn thức uống nóng, trừ khi chúng được thiết kế đặc biệt khi đóng gói. Chỉ sử dụng các hộp đựng dành riêng cho việc sử dụng lò vi sóng, tránh không điều chỉnh nhiệt độ quá cao đến nỗi hộp đựng bị chảy.

Chế biến rau và thịt - cẩn thận nấu chín quá cũng gây bệnh

Gần đây, tổ chức sức khoẻ thế giới WTO đã cảnh báo về việc chế biến các loại rau có chứa acrylamide, một chất có trong thành phần thuốc diệt cỏ. Chất này sẽ gây rối loạn hệ thần kinh, ảnh hưởng quá trình tái sản xuất tinh trùng ở đàn ông. Đối với động vật, chất này gây nên bệnh ung thư và làm rối loạn sự sinh sản. Mức độ ảnh hưởng của chất này sẽ tăng lên khi rau được nấu chín. Ngạc nhiên hơn nữa, chất này cũng được tìm thấy trong thịt, cá, gia cầm sau khi nấu ở nhiệt độ cao và trong một thời gian dài.

Làm thế nào để giảm thiểu mức độ nguy hiểm?

Tránh không nấu thức ăn ở nhiệt độ quá cao. Chỉ luộc, ninh, hấp thức ăn dưới 100oC. Đối với đồ nướng hoặc lò vi sóng thì dưới 200oC.

Để an toàn bạn không nhất thiết phải ăn đồ sống, bạn vẫn có thể chế biến chúng và cố gắng thay đổi một số thói quen như: nấu đồ ăn quá lâu, sử dụng hộp đựng bơ để hâm nóng thức ăn thừa bằng lò vi sóng…Nhiều thay đổi nhỏ sẽ tạo nên hiệu quả lớn để giúp bạn có một sức khoẻ tốt.


Theo Ngọc Bích
Netmode