Hơn 60% người bị đái tháo đường không biết mình mắc bệnh

Sau 1 lần cắt lẹm móng chân, chân bà Nguyễn Thị Phan (60 tuổi, TPHCM) trở nên đau, tê, mất cảm giác. Đến khi lở loét lan rộng, đi khám tại BV Chợ Rẫy, bà mới biết mình bị đái tháo đường (ĐTĐ). Đây chỉ là một trong số hơn 60% người không biết mình mắc bệnh ĐTĐ.

 

Hơn 60% người bị đái tháo đường không biết mình mắc bệnh - 1


12% dân số ở giai đoạn tiền ĐTĐ

 
PGS Phạm Song, Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam cho biết Việt Nam nằm trong khu vực các nước đang phát triển ở Tây Thái Bình Dương có tỷ lệ gia tăng bệnh ĐTĐ tăng nhanh nhất thế giới (8-20%/năm). Nghiêm trọng hơn cả là hơn 60% số người bị ĐTĐ không biết mình mắc bệnh. Nguyên nhân là do đái tháo đường "hoạt động" khá âm thầm, hầu hết các bệnh nhân trải qua giai đoạn mắc bệnh mà không có triệu chứng nào. Họ thường nhập viện ở giai đoạn mà ĐTĐ đã gây tổn thương ở nhiều cơ quan trong cơ thể, biến chứng đã nặng, lúc này chi phí điều trị tốn kém và tính mạng người bệnh cũng bị đe dọa.

Nhưng trước khi mắc bệnh, thường sẽ có một giai đoạn gọi là “cửa sổ”. Đây là giai đoạn tiền đái tháo đường, mức đường huyết cao hơn ngưỡng bình thường, nhưng chưa đủ đề chẩn đoán ĐTĐ. Theo ước tính, Việt Nam có khoảng 12% dân số đang ở giai đoạn tiền ĐTĐ. Và với nhóm này, việc tiến triển thành bệnh ĐTĐ typ 2 sẽ diễn ra trong vòng 10 năm tiếp theo và 50% trong số đó đó sẽ có nguy cơ bị tim mạch hoặc đột quỵ.

 

BS. Ngô Thế Phi, Trưởng khoa nội tiết BV Thủ Đức TPHCM cho biết, người trên 45 tuổi, người béo phì, rối loạn lipid máu, tăng huyết áp, thai phụ sinh con lớn hơn 4kg đều nằm trong nhóm nguy cơ bị tiền đái tháo đường. Người có tiền căn gia đình: bố, mẹ, anh chị em ruột đã bị ĐTĐ cũng nằm trong nhóm nguy cơ này. Những người này cần xét nghiệm đường huyết ở các cơ sở y tế để phát hiện và tầm soát ĐTĐ ngay từ sớm.

 

Tuy nhiên, điều may mắn là người bị tiền ĐTĐ hay đang bị ĐTĐ có thể kiểm soát được thông qua việc điều chỉnh lối sống.

 

Điều chỉnh lối sống như thế nào?

 

Trước tiên là chế độ dinh dưỡng: Cần ăn nhiều ngũ cốc thô, rau củ quả có nhiều chất xơ; giảm ăn ngọt, bớt các loại cơm trắng, bánh mỳ trắng; thay thế mỡ động vật, chất béo trong thực phẩm chế biến sẵn bằng các chất béo thực vật; sữa rút bớt kem… và nên bổ sung mướp đắng, dây thìa canh hằng ngày.

 

Về vận động, đi bộ được xem là cách hoạt động tốt nhất đối với những người thuộc nhóm nguy cơ cao, giúp giảm cân, lưu thông khí huyết, cải thiện đường huyết và hệ miễn dịch.

 

TS Trần Văn Ơn, Trưởng bộ môn Thực vật ĐH Dược Hà Nội cho biết, khi mà thế giới chưa có thuốc trị ĐTĐ thì dân gian đã sử dụng Dây thìa canh (Gymnema sylvestre) để trị bệnh này. Cây thuốc này đã được sử dụng hàng nghìn năm. Ở Việt Nam cây thuốc này được phát hiện từ năm 2006, nằm trong đề tài nghiên cứu cấp Bộ của nhà nước về dược liệu điều trị đái tháo đường.

 

Hơn 60% người bị đái tháo đường không biết mình mắc bệnh - 2


Kết quả nghiên cứu của trường Đại học Dược Hà Nội đã được ứng dụng để chọn lọc, trồng và thu hái dược liệu Dây thìa canh (Ấn Độ gọi là Gurma buuti nghĩa là kẻ hủy diệt đường) theo tiêu chuẩn quốc tế GACP tại các tỉnh Nam Định, Thái Nguyên. Dây thìa canh này được cô đặc thành cao, là thành phần chính trong sản phẩm Diabetna, sản phẩm đạt Chất lượng quốc gia năm 2010. Các chuyên gia cũng nhận định Dây thìa canh mở ra hướng mới khả quan trong điều trị đái tháo đường và biến chứng.

 

P.Uyên