Hơn 1.000 dân văn phòng đứng một chân kiểm tra nguy cơ đột quỵ

(Dân trí) - Chỉ với một phút tranh thủ giờ nghỉ trưa nơi công sở, nam giới văn phòng đã có thể kiểm tra được nguy cơ đột quỵ bằng bài tập đứng bằng một chân cực kỳ đơn giản.

Những ngày gần đây, thử thách “One Leg Challenge - Đứng một chân” thu hút được lượng lớn người nổi tiếng lẫn nam giới văn phòng tham gia đo nguy cơ đột quỵ. Tại Việt Nam, thử thách này do nhãn hàng NattoEnzym khởi xướng nhằm hưởng ứng Ngày Thế giới Phòng ngừa Đột quỵ 2019, nâng cao nhận thức của nam giới về căn bệnh gây tử vong và tàn phế hàng đầu.

Chỉ sau 2 tuần phát động, thử thách nhanh chóng thu hút hơn 1.000 nam giới văn phòng tham gia, đăng tải clip đứng bằng một chân của bản thân lên mạng xã hội và thách thức bạn bè cùng thực hiện. Không chỉ thế, trào lưu còn trở thành bài kiểm tra sức khỏe đơn giản, chủ đề bàn tán sôi nổi của dân công sở tại nhiều khu văn phòng.

Hơn 1.000 dân văn phòng đứng một chân kiểm tra nguy cơ đột quỵ - 1

Tại tòa AB Tower (76 Lê Lai, quận 1, TPHCM) trong hai ngày 14-15/11 vừa qua, thử thách thu hút sự chú ý của hơn 5.000 nhân viên văn phòng và 4.000 khách ra vào tòa nhà này. Trong đó, có hơn 300 nam giới văn phòng đã trực tiếp tham gia thử thách và chia sẻ clip lên mạng xã hội.

Thử thách thực hiện tại tòa Saigon Trade Center (37 Tôn Đức Thắng, quận 1) cũng thu hút lượng lớn dân văn phòng thuộc gần 200 công ty đặt trụ sở văn phòng tại đây. Họ còn đứng theo nhóm 2- 3 người để so xem ai đứng được lâu hơn. Chỉ với một phút buổi sáng đi làm sớm, tranh thủ giờ nghỉ trưa hoặc tầm tan sở, nhiều người trước nay chưa hề thăm khám tim mạch đã phải giật mình lo ngại về sức khỏe bản thân.

Hơn 1.000 dân văn phòng đứng một chân kiểm tra nguy cơ đột quỵ - 2

Độ tuổi thực hiện thử thách thất bại chủ yếu tập trung vào nam giới 40-45 tuổi. Đây là độ tuổi nam giới thành đạt nhất, sự nghiệp thăng hoa, nhiều người đã làm lên chức vụ quản lý, tuy nhiên họ lại phải đối mặt với nhiều áp lực về cường độ công việc, nỗi lo tiền bạc, trách nhiệm với con cái, nghĩa vụ với cha mẹ già… Những áp lực này kết hợp với sức khỏe giảm sút tuổi 40 và lối sống hiện đại vô hình chung đẩy nguy cơ đột quỵ lên cao. Theo thống kê, độ tuổi 40-45 chiếm đến 1/3 số ca đột quỵ và tỷ lệ nam giới đột quỵ luôn nhiều gấp 4 lần nữ giới.

Hơn 1.000 dân văn phòng đứng một chân kiểm tra nguy cơ đột quỵ - 3

Tham gia thử thách đứng một chân, anh Hoàng Tuấn (41 tuổi, quận 1), Trưởng phòng kinh doanh công ty phần mềm cho biết: “Tôi thường làm việc trái múi giờ với các đối tác nước ngoài, thức khuya, uống cafe, hút thuốc lá, nhậu rượu bia đủ cả… Gần đây tôi hay thấy chóng mặt, đứng lên ngồi mắt tối sầm lại, nhưng chủ quan nghĩ triệu chứng thoáng qua. Chỉ đến khi không đứng nổi bằng một chân trong 60 giây, tôi mới giật mình lo nghĩ phải đi thăm khám sớm, điều chỉnh lại lối sống và chú ý bảo vệ sức khỏe”.

Anh Tuấn cũng như nhiều quý ông văn phòng khác cũng được tìm hiểu tường tận cơ sở khoa học của bài kiểm tra “đứng bằng một chân”. Thử thách xuất phát từ nghiên cứu trên gần 1.400 người của Đại học Y khoa Kyoto (Nhật Bản), có đến 95,8% số người không đứng được quá 20 giây và kết quả chụp cộng hưởng từ cho thấy, não bộ của họ có hiện tượng tắc nghẽn động mạch nhỏ hoặc chảy máu ít trong não. Chúng đều là dấu hiệu của đột quỵ “thầm lặng”, cảnh báo một cơn tai biến lớn sẽ xuất hiện trong tương lai.

Hơn 1.000 dân văn phòng đứng một chân kiểm tra nguy cơ đột quỵ - 4

Theo Hiệp hội Tim mạch Mỹ (AHA), “đứng bằng một chân” không chỉ là bài kiểm tra tim mạch đơn giản cho người chưa từng đột quỵ, mà còn là bài tập luyện hữu hiệu hàng ngày cho những người may mắn sống sót sau cơn tai biến. AHA thậm chí còn hướng dẫn cách đứng đúng trên kênh Youtube của hiệp hội này, đó là đứng bằng một chân trong 30-60 giây, sau đó đổi sang tập luyện với chân còn lại.

Thử thách “One Leg Challenge – Đứng bằng một chân” khiến nhiều người liên tưởng đến trào lưu “Ice Bucket Challenge – Dội nước đá lên đầu” từng làm mưa làm gió trên thế giới năm 2013, nhằm nâng cao nhận thức của mọi người về chứng bệnh xơ cứng teo cơ một bên. Sự lan tỏa của cả hai thử thách đều giúp chúng ta có cái nhìn đúng về nguy cơ xảy ra, lẫn mức độ nguy hiểm của những căn bệnh gắn liền với lối sống hiện nay.

“Với One Leg Challenge, tôi nghĩ ai cũng có thể thực hiện được. Mọi người có thể tranh thủ đứng bằng một chân ở mọi lúc mọi nơi, thậm chí lúc rảnh rỗi đứng chờ xe, đứng nấu ăn, đứng in tài liệu… để kiểm tra nguy cơ đột quỵ và rèn luyện sức khỏe tim mạch”, anh Trung Hiếu (39 tuổi, giám sát xuất nhập khẩu) cho biết.

Hơn 1.000 dân văn phòng đứng một chân kiểm tra nguy cơ đột quỵ - 5
 

TPBVSK viên nang “NattoEnzym – Hỗ trợ phòng ngừa đột quỵ do cục máu đông - Nguyên liệu Nhật Bản”, giúp cải thiện tình trạng xây xẩm, chóng mặt, tê yếu tay chân do thiếu máu não; giúp làm tan cục máu đông trong lòng mạch, giúp tăng tuần hoàn máu; hỗ trợ phòng ngừa bệnh lý liên quan đến cục máu đông do tắc nghẽn mạch máu (tai biến nhồi máu não, nhồi máu cơ tim, biến chứng tim mạch ở bệnh nhân tiểu đường).

Sản phẩm của: Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang – Thành viên Hiệp hội Nattokinase Nhật Bản (JNKA).

Địa chỉ: 288 Bis. Nguyễn Văn Cừ, An Hòa, Ninh Kiều, Cần Thơ.

Điện thoại: (0292) 3891433 GPQC: 00587/2018/ATTP  XNQC

Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.