Hội chứng tic: Đừng chủ quan cho đây chỉ là tật xấu của trẻ!

(Dân trí) - Thấy con có những biểu hiện nháy mắt, chun mũi, nhún vai, ho hắng giọng,… nhiều cha mẹ trách mắng vì nhầm tưởng đây là tật xấu của con. Tuy nhiên, nếu con liên tục có những hành động này, dù đã được nhắc nhở nhưng không thể kiểm soát thì cha mẹ cần lưu ý, có thể con đã mắc hội chứng tic hay còn gọi còn gọi là tật máy giật.

Hội chứng tic là gì?

Hội chứng tic là một dạng rối loạn vận động hoặc một phát âm không chủ đích xảy ra bất ngờ, nhanh chóng nhưng lặp lại nhiều lần. Tình trạng này thường bắt đầu từ thời thơ ấu (trước 5 tuổi) và phổ biến ở bé trai hơn so với bé gái. Đa phần hội chứng tic chỉ là tạm thời và có thể tự khỏi, tuy nhiên, cũng có những trường hợp theo trẻ đến tuổi trưởng thành gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới tâm lý, sức khỏe và chất lượng cuộc sống của trẻ.

Dấu hiệu nhận biết hội chứng tic ở trẻ

Không có một trường hợp rối loạn tic nào giống nhau hoàn toàn, tùy vào dạng tic hoặc mức độ nặng, nhẹ mà các triệu chứng của trẻ sẽ khác nhau đôi chút.

Rối loạn tic vận động (chiếm khoảng 80%)

- Tic vận động đơn giản: Chủ yếu liên quan đến nhóm cơ mặt và cơ cổ với các biểu hiện nháy mắt, chớp mắt liên tục, nhăn mặt, nhún vai, chun mũi, lắc đầu, giật cơ hàm,…

- Tic vận động phức tạp: Những hành động kéo dài, liên quan đến nhiều nhóm cơ bắp và được thực hiện theo cùng một thứ tự như cắn môi, cắn lưỡi, nhổ tóc, vươn ra chạm vào cái gì đó nhiều lần, đá một chân lên tiên tục, bắt chước hành động của người khác.

Hội chứng tic: Đừng chủ quan cho đây chỉ là tật xấu của trẻ! - 1
Triệu chứng rối loạn tic vận động: nháy mắt, chun mũi, nhún vai,…

Rối loạn tic âm thanh (chiếm khoảng 20%)

- Tic âm thanh đơn giản: Là những tiếng ồn vô nghĩa như tiếng ho hắng giọng, e hèm trong cổ họng, tiếng hét, kêu ré lên, ngáy, lẩm nhẩm trong miệng.

- Tic âm thanh phức tạp: Trẻ lặp đi lặp lại các từ, cụm từ vô nghĩa của chính mình hoặc người khác, thậm chí có những lời nói tục tĩu, không phù hợp ngữ cảnh.

Thực tế, rất nhiều trẻ có sự chuyển hóa giữa tic vận động và tic âm thanh hoặc mắc kèm cả hai dạng, còn gọi là hội chứng Tourette. Tình trạng bệnh có thể trở nên trầm trọng hơn khi trẻ lo lắng, sợ hãi, mệt mỏi hoặc hưng phấn quá mức.

Nguyên nhân phổ biến gây ra hội chứng tic ở trẻ nhỏ

Hiện nay, nguyên nhân gây rối loạn tic vẫn chưa được làm rõ. Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, một số yếu tố sau có thể làm tăng nguy cơ mắc hội chứng này ở trẻ:

- Đột biến gen, bất thường cấu trúc não bẩm sinh, rối loạn các chất dẫn truyền thần kinh não bộ, chẳng hạn như dopamine, serotonine hoặc glutamate,…

- Trẻ có nguy cơ cao mắc chứng rối loạn tic nếu người thân trong gia đình có tiền sử mắc chứng bệnh này, hoặc do mẹ lạm dụng rượu bia, hút thuốc lá, sử dụng chất kích thích trong thời gian mang thai.

- Một số ít trường hợp phát triển rối loạn tic sau nhiễm trùng liên cầu, chấn thương vùng đầu, ngộ độc, đột quỵ, nhiễm virus não,… Hoặc do tác dụng phụ của một số loại thuốc như thuốc chống trầm cảm ba vòng, thuốc chống nôn...

Hội chứng tic có nguy hiểm không?

Mặc dù hội chứng tic không nguy hiểm như những căn bệnh khác và có thể tự khỏi với những trường hợp mới xảy ra dưới 1 năm, nhưng nếu để tình trạng kéo dài hoặc không điều trị dứt điểm từ sớm, các biểu hiện tic có thể theo trẻ đến tuổi trưởng thành, gây ảnh hưởng nhiều tới công việc và các mối quan hệ trong tương lai của trẻ.

Không chỉ vậy, trẻ rối loạn tic cũng có nguy cơ cao mắc kèm các chứng bệnh ảnh hưởng tới sự phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần như: tăng động giảm chú ý, rối loạn lo âu, trầm cảm, tự kỷ, rối loạn ám ảnh cưỡng chế…

5 phương pháp điều trị hội chứng tic phổ biến nhất hiện nay

Thuốc tây

Một số loại thuốc tác động đến các chất dẫn truyền thần kinh giúp giảm triệu chứng rối loạn tic, chẳng hạn như: thuốc giảm đau, thuốc chống loạn thần (pimozide, risperidone, aripiprazole,…), thuốc an thần (clonazepam,…)...

Bên cạnh lợi ích giảm nhanh triệu chứng, thuốc điều trị rối loạn tic vẫn tiềm ẩn một số tác dụng không mong muốn như: dị ứng, giảm thị lực, tăng cân, táo bón, khô miệng, buồn ngủ, run, co giật,… gây ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ. Bởi vậy, cần hết sức cẩn trọng khi dùng thuốc, cha mẹ nên theo dõi trẻ liên tục để phát hiện và xử lý kịp thời những biểu hiện bất thường của trẻ.

Sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược

Hiện nay, việc sử dụng thảo dược tự nhiên đang là hướng đi mới trong điều trị rối loạn tic bởi tính an toàn và hiệu quả cao. Bằng chứng khoa học cho thấy, căn nguyên gây ra hội chứng rối loạn Tic ở trẻ thường là do sự mất cân bằng của chất dẫn truyền thần kinh dopamine trong vỏ não.

Trong khi đó, một số hoạt chất chiết xuất từ thảo dược Câu đằng, An tức hương lại có tác dụng gián tiếp làm giảm nồng độ dopamine nội sinh, nhờ đó duy trì, ổn định dẫn truyền thần kinh trong não bộ, giúp cải thiện các triệu chứng rối loạn vận động, ngôn ngữ mà trẻ hay gặp phải. Thực tế chứng minh, có rất nhiều trẻ đã cải thiện được chứng rối loạn tic nhờ kiên trì dùng sản phẩm chứa hai loại thảo dược này, cha mẹ nên tìm hiểu thêm và ứng dụng cho con tại nhà.

Liệu pháp “đảo ngược” hành vi

Đảo ngược hành vi là liệu pháp tối ưu và được áp dụng cho mọi phác đồ điều trị rối loạn tic từ nhẹ đến nặng và dựa trên các nguyên tắc sau:

- Giúp trẻ hiểu rõ về tình trạng của bản thân và tự nhận thức những lúc rối loạn tic đang xảy ra.

- Theo dõi tần số, mức độ các biểu hiện rối loạn tic, xác định tất cả các trạng thái, cảm giác có thể kích hoạt một tic. Sau đó tìm một hành động thay thể để giúp trẻ giảm cảm giác khó chịu này.

Ví dụ như: trẻ hay cảm thấy khó chịu trong cổ họng nên thường phát ra những âm thanh vô nghĩa, khó hiểu. Nếu biết được điều này, ở những lần sau bạn có thể yêu cầu con thực hiện hít sâu để giảm dần cảm giác khó chịu.

Để tăng cường hiệu quả của phương pháp đảo ngược hành vi, bạn có thể kết hợp với các kỹ thuật thư giãn, hít sâu thở chậm,… giúp ngăn ngừa sự căng thẳng, lo lắng – những yếu tố thường làm cho hội chứng tic thêm trầm trọng.

Hội chứng tic: Đừng chủ quan cho đây chỉ là tật xấu của trẻ! - 2
Liệu pháp đảo ngược hành vi được áp dụng cho mọi phác đồ điều trị hội chứng tic

Thay đổi lối sống

Một chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện triệu chứng rối loạn tic, do vậy các bậc phụ huynh nên:

- Lựa chọn các loại thực phẩm giàu Omega – 3 như cá hồi, cá ngừ, cá thu, cá mòi, hạt óc chó, dầu oliu,…; thực phẩm giàu Magie và vitamin B6 như rau màu xanh lá, đậu, ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, các loại hạt,… sẽ tốt cho trẻ. Đồng thời, hạn chế đồ ăn nhiều đường, soda, thực phẩm chế biến sẵn,…

- Tránh căng thẳng, lo lắng, mệt mỏi quá mức bằng cách khuyến khích trẻ làm những điều chúng thích. Tạo lập thói quen ngủ đúng giờ (trước 11 giờ tối), đủ giấc (8 – 10 tiếng/ngày).

- Đừng nhắc quá nhiều về triệu chứng tic trước mặt trẻ, bởi điều này có thể khiến trẻ trở nên căng thẳng, lo lắng hơn. Và nên chia sẻ với những người thường xuyên tiếp xúc với trẻ để họ biết và không phản ứng thái quá.

Hội chứng rối loạn tic thường không quá nguy hiểm nhưng có thể dẫn đến những rào cản tâm lý, gây ảnh hưởng đến hoạt động giao tiếp hàng ngày của con. Vì vậy, ngay khi thấy con có những biểu hiện trên bạn cần sớm đưa con đến bác sĩ thăm khám, để được chẩn đoán chính xác và có hướng điều trị thích hợp nhất cho con.

Hội chứng tic: Đừng chủ quan cho đây chỉ là tật xấu của trẻ! - 3

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Cốm Egaruta giúp làm giảm các chứng co giật, tăng động, rối loạn cảm xúc

Với sự kết hợp của bộ đôi thảo dược Câu đằng, An tức hương cùng hoạt chất sinh học tự nhiên như GABA, Taurine, Magie, sản phẩm giúp:

- Làm giảm các chứng tăng động giảm chú ý, rối loạn hành vi, rối loạn tic, rối loạn cảm xúc, rối loạn giấc ngủ.

- Phòng ngừa và hỗ trợ giảm tần suất, mức độ các cơn co giật do động kinh và mọi nguyên nhân khác như sốt cao co giật, tổn thương não sau chấn thương, u não, tai biến mạch máu não, rối loạn tic. Hỗ trợ trấn an tâm thần, thư giãn gân cốt, giúp phục hồi khả năng vận động của cơ thể sau cơn co giật, động kinh.

Sản phẩm của Công ty cổ phần Trung Mỹ

Điện thoại: 024.3775.9051 - 0972.032.029

GXNNDQC: 01906/2017/XNQC – ATTP

Website: trungmyjsc.com.vn

Thực phẩm này không phải là thuốc, không thay thế thuốc chữa bệnh.

Cao Thủy