Hiện tượng ẩn tinh hoàn ở trẻ
(Dân trí) - Đây là một hiện tượng không bình thường đối với các bé trai, đặc biệt là những bé vừa chào đời, tinh hoàn (1 bên hay cả 2 bên) đã không nằm trong bìu.
Bé cần được khám và điều trị trước 2 tuổi nếu bị lạc chỗ tinh hoàn
Đây là một hiện tượng không bình thường đối với các bé trai, đặc biệt là những bé vừa chào đời, tinh hoàn (1 bên hay cả 2 bên) đã không nằm trong bìu. Đó là lý do vì sao các bác sĩ thường phải kiểm tra ngay sau sinh để xem 2 tinh hoàn đã về đúng chỗ hay ít nhất là đang “trên đường về” (nằm trong ống dẫn). Nếu chúng chưa chịu “xuống” thì cần được phẫu thuật ngay trong năm đầu đời.
Nguyên nhân do đâu?
Không một ai biết chính xác nhưng nhiều bác sĩ tin rằng tinh hoàn sẽ từ bụng xuống bìu ở tháng thứ 7. Có một vài khả năng dẫn tới 2 tinh hoàn không chịu “xuống”:
- Thiếu hormone từ người mẹ hoặc sự phát triển của tinh hoàn chậm hơn sự phát triển chung của cơ thể.
- Bất thường về nồng độ hormone.
- Một sự tác động thực thể nào đó ngăn sự cản sự di chuyển của tinh hoàn xuống bìu.
- Hormone tiết ra trong thai kỳ ảnh hưởng tới giới tính của thai nhi.
Có thể “chỉnh” lại cho chuẩn?
Thật may là bệnh “lạc chỗ” này có thể tự khỏi ở 2/3 các ca bệnh. Nếu cả 2 tinh hoàn không xuống khi bé được 1 - 2 tuổi thì trẻ cần được điều trị, thông thường là phẫu thuật.
Phẫu thuật được áp dụng trong trường hợp có thực thể “chắn đường” như có một múi xơ chặn ngang đường dẫn tinh hoàn xuống bìu. Nếu dây chằng hỗ trợ tinh hoàn bị ngắn thì sẽ được phẫu thuật nối dài.
Điều gì xảy ra nếu bỏ điều trị?
Tinh hoàn sẽ không thể “chín” khi không nằm ở bìu. Vì thế nguy cơ ung thư tinh hoàn và vô sinh sẽ gia tăng nếu tinh hoàn không được đặt về đúng vị trí trong 2 năm đầu đời.
Trong một số trường hợp hiếm gặp, tinh hoàn lạc chỗ còn làm giảm lượng máu cung cấp và gây đau háng hay vùng bìu.
Trong bất kỳ trường hợp nào, tinh hoàn của bé cũng cần được đặt về đúng vị trí trong 2 năm đầu đời (tự xuống hay cần có sự can thiệp). Khi đó, bạn sẽ không phải lo lắng bất cứ điều gì.
Minh Thu
Theo BC