1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

Hậu ly hôn, trẻ phải đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe tâm thần

(Dân trí) - Sau khi cha mẹ ly hôn, những trẻ sống cùng cha dượng hoặc mẹ kế phải đối mặt với nhiều vấn đề về sức khỏe tâm thần hơn.

Một nghiên cứu mới cho thấy những thanh thiếu niên này gặp nhiều vấn đề hơn những em lúc ở với bố, lúc ở với mẹ.

Các em báo cáo nhiều triệu chứng về các vấn đề sức khoẻ tâm thần, như trầm cảm và nói dối, hoặc bị bắt nạt tại trường.

Các chuyên gia cho rằng với những gia đình tan vỡ, việc có cha dươgnj hoặc mẹ kế sẽ tốt hơn cho trẻ vì điều đó mang lại sự ổn định tài chính hơn và có thêm một người để quản lý trẻ. Tuy nhiên trẻ em cũng phải đối mặt với stress do "cấu trúc gia đình mới".

Những đứa trẻ hậu ly hôn sống cùng cha dượng/mẹ kế có thể gặp nhiều vấn đề về sức khoẻ tâm thần hơn.
Những đứa trẻ hậu ly hôn sống cùng cha dượng/mẹ kế có thể gặp nhiều vấn đề về sức khoẻ tâm thần hơn.

Nghiên cứu được thực hiện như thế nào

Các nhà nghiên cứu đã so sánh hơn 7.700 thanh thiếu niên, sống cùng cha/mẹ đơn thân, cha dương/mẹ kế, lúc ở với cha lúc ở với mẹ hoặc sống cùng với cả cha và mẹ trong gia đình truyền thống.

Kết quả cho thấy những trẻ sống với cha dượng có sức khoẻ tâm thần tệ nhất, mặc dù sự khác biệt giữa việc này và sống với cha/mẹ đơn thân là không đáng kể.

Trẻ trong các gia đình có cha dượng/mẹ kế gặp nhiều rác rối trong sự điều chỉnh ban đầu hơn so với những trẻ sống trong gia đình hạt nhân và những trẻ lúc ở với bố lúc ở với mẹ.

Các tác giả đã bàn luận về nghiên cứu trước đây cho thấy trẻ trong gia đình mới “hậu ly hôn” thường học hành sa sút, có vấn đề về cảm xúc và có nguy cơ cao trầm cảm.

Trên tờ Journal of Divorce & Remarriage, các nhà nghiên cứu viết: "Diễn giải cho những phát hiện này là những lợi ích từ việc có thêm cha dượng/mẹ nuôi trong gia đình mới (ví dụ như tăng nguồn lực kinh tế và nguồn lực phụ huynh) có thể giảm sút do stress liên quan đến việc xác lập cấu trúc gia đình mới.

Các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu tình trạng sức khoẻ tâm thần của các thanh thiếu niên từ 16 tới 19 tuổi với những câu hỏi về mức độ lo lắng, đau khổ hoặc buồn rầu, tức giận, bất an hoặc nói dối.

Điểm số từ bảng câu hỏi Điểm mạnh và Khó khăn này được so sánh với cách thu xếp cuộc sống của các đối tượng.

Kết quả điểm kém của những em có gia đình mới cho thấy việc tái hôn không làm giảm tác động tiêu cực của việc sống với cha/mẹ đơn thân.

Khoảng một trong 10 gia đình ở Anh và xứ Wales là gia đình có cha dượng/mẹ kế với ít nhất một đứa con riêng trong nhà, nhưng có rất ít nghiên cứu được thực hiện về ảnh hưởng của mô hình gia đình này đối với đứa trẻ.

Nem giới ít tham gia vào vai trò làm cha hơn

Sự khác biệt về sức khoẻ tâm thần giữa trẻ sống với cha dượng và mẹ kế có thể được giải thích bởi bằng chứng cho thấy nam giới ít theo dõi con cái hơn và nói chung ít tham gia vào vai trò làm cha hơn.

Nhiều người cho rằng các em trai sẽ gặp nhiều khó khăn hơn với mẹ kế, còn các em gái thì gặp nhiều khó khăn hơn với cha dượng, nhưng kết quả nghiên cứu không ủng hộ nhận định này.

Nghiên cứu cho thấy rằng những trẻ có cha dượng/mẹ kế thường cảm thấy tốt hơn về mặt tài chính so với những trẻ sống với cha/mẹ đơn thân, nhưng điều này dường như không phản ánh về mặt sức khoẻ tâm thần.

Những em sống với cả cha và mẹ điều chỉnh tốt hơn đáng kể so với những em sống với cha dượng/mẹ kế, đó có thể là do cha mẹ của các em đã có sự sắp xếp tốt hơn.

Các nhà nghiên cứu cho biết: "Khi đánh giá cấu trúc gia đình và mức độ các vấn đề sức khoẻ tâm thần tại cùng một thời điểm, chúng tôi không thể nói rằng bản thân việc sống chung đã dẫn đến sự điều chỉnh tốt hơn rõ rệt trong cách sắp xếp cuộc sống hậu ly hôn này (so với cha/mẹ đơn thân và cha dượng/mẹ kế).

Có thể một số yếu tố nào đó liên quan đến việc điều chỉnh trẻ tốt hơn và việc sống chung trong gia đình (như kinh tế gia đình tốt hơn, ít xung đột giữa cha mẹ hơn v.v…) khiến trẻ báo cáo mức độ thấp hơn của các vấn đề về sức khoẻ tâm thần.

Đừng nhượng bộ trước những lo lắng của trẻ

Trẻ em và trẻ vị thành niên thường hay lo lắng, nhưng các chuyên gia cho rằng với trẻ, lo lắng có thể tự hết mà không cần sự dỗ dành của cha mẹ.

Theo CDC, hơn một phần tư số thanh thiếu niên từ 13 đến 18 tuổi bị lo âu, và Viện Tâm lý Trẻ em ước tính gần 32% số trẻ nhỏ tuổi hơn ở Mỹ cũng vậy.

Với luồng thông tin và mạng xã hội liên tục, rất dễ dàng "bắt sóng" những lo lắng của trẻ về một thế giới đầy đe dọa và không thoải mái.

Tuy nhiên, chuyên gia tâm lý trị liệu Lynn Lyons cho rằng cha mẹ phải chống lại sự thôi thúc và rẽ sang hướng khác, động viên trẻ - và chính mình - để tiếp cận những thách thức, chứ không phải trốn tránh khỏi những thách thức đó.

Để giải quyết sự lo lắng của một thành viên trong gia đình, bạn phải giải quyết với cả gia đình.

"Cha mẹ càng hay thay đổi, con cái sẽ càng thất thường, do đó, stress trong gia đình khá dễ lây, và lo lắng trong xã hội cũng khá dễ lây".

Cẩm Tú

Theo DM

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm