1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

“Hậu họa” từ thức đêm

(Dân trí) - Không chỉ đơn thuần là quầng thâm quanh mắt, sự lão hoá nhanh chóng của làn da hay những căng thẳng mệt mỏi khi thức dậy vào mỗi sáng, thói quen thức đêm còn là thủ phạm gây ra rất nhiều căn bệnh nguy hiểm như:

1. Béo phì

Các nghiên cứu đã được tiến hành trên 6.000 người Mĩ có thói quen thức đêm làm việc hay học tập. Kết quả cho thấy, có trên 70% trong số đó mắc phải chứng bệnh béo phì.

Buổi đêm, cơ thể bạn cần được nghỉ ngơi và đó cũng là khoảng thời gian thích hợp để tiêu hoá hết lượng thức ăn của bữa tối. Khi bạn thức khuya, đặc biệt là khi kết hợp với làm việc trí não, cơ thể bạn cần được bổ sung thêm một lượng lớn thức ăn. Và kết quả là lượng thức ăn bạn đã “nạp” thêm không được tiêu hoá hết. Lâu ngày năng lượng dư thừa sẽ làm “dầy” thêm các mô mỡ trong cơ thể bạn.

Không giống với các loại béo phì thông thường, béo phì do thức đêm là loại béo phì thứ phát, gây ảnh hưởng lâu dài và rất khó điều trị. Béo phì còn là nguyên nhân gây nên nhiều bệnh nguy hiểm như: huyết áp, tim mạch, tiểu đường…

2. Các bệnh về mắt

Ánh sáng của đèn điện không “an toàn” như ánh sáng mặt trời và cũng sẽ gây những ảnh hưởng nhất định tới thị lực của bạn. Sự không ổn đinh trong độ sáng của ánh đèn được đặt gần mắt, nhất là những bóng đèn có ánh sáng trắng sẽ làm mắt bạn phải “làm việc” và điều tiết nhiều hơn khi nhìn mọi vật. Do vậy, thị lực của bạn sẽ giảm đi đáng kể, thậm chí có thể mắc phải các bệnh về mắt như: khô mắt, đau mắt, nhức mỏi mắt, cận thị, loạn thị…

Thời gian thích hợp để bạn làm việc dưới ánh đèn vào mỗi buổi tối là 2h. Vì vậy, bạn hãy sắp xếp thời gian biểu hợp lý để hoàn thành công việc trước đem khuya để không ảnh hưỏng tới “cửa sổ tâm hồn” của mình.

3. Stress “mãn tính”

8 tiếng nghỉ ngơi mỗi đêm là khoảng thời gian lý tưởng giúp khôi phục hoặt động của não bộ sau một ngày lao động mệt mỏi. Ít ngủ sẽ là “kẻ thù” số 1 dẫn tới sự suy giảm hoạt động của não bộ. Bạn sẽ luôn bị “rơi” vào trạng thái căng thẳng, mệt mỏi, chóng mặt kéo dài và không đủ “minh mẫn” để giải quyết công việc.

Stress “mãn tính” sẽ kéo theo nhiều “hệ luỵ” như: suy giảm hệ miễn dịch của cơ thể, tính khí nóng nảy thất thường, ăn uống không ngon miệng, làm việc kém hiệu quả…

4. Suy giảm trí nhớ

Đây là hậu quả tất yếu của việc suy giảm hoạt động của não bộ. Thực tế đã chứng minh, tỉ lệ suy giảm trí nhớ ở những người có thói quen thức đêm thường cao gấp 5 lần so với những người bình thường khác.

Lan Thu
Theo 39net