Hành trình sống khỏe 7 năm của người đàn ông bị ung thư phổi

Trường Thịnh

(Dân trí) - Bất ngờ phát hiện ra mình mắc ung thư phổi đã vào giai đoạn muộn, nhưng anh Trần Xuân Chín (Tam Đảo, Vĩnh Phúc) vẫn luôn lạc quan, chiến đấu với căn bệnh.

Bất ngờ phát hiện mắc ung thư ở giai đoạn muộn

Đầu năm 2014, anh Chín đi khám sau nhiều lần bị đau ngực phải dữ dội. Sau khi chụp chiếu, các bác sĩ phát hiện anh có một khối u ở thùy giữa phổi phải. Khoảng một tuần sau, nhận được kết quả sinh thiết, anh rất hoảng sợ, hoang mang, cầm tờ kết quả anh không thể tin vào kết luận của bác sĩ rằng anh đã bị ung thư tốp tuyến nang thùy giữa ở lá phổi bên phải.

Người truyền lửa niềm tin đến các bệnh nhân ung thư

Không lâu sau, khi nhận thấy rõ ràng tình trạng sức khỏe của anh ngày một xấu đi, cả nhà buồn bã, cho dù hoàn cảnh kinh tế gia đình rất khó khăn nhưng với mong muốn "còn nước còn tát", kéo dài cuộc sống cho anh ngày nào tốt ngày đó nên đã quyết tâm động viên đưa anh đến Bệnh viện K74 TW điều trị. Phác đồ duy nhất để điều trị cho anh Chín lúc này là hóa trị. Các bác sĩ ở đây đã cảnh báo trước những tác dụng phụ mà hóa trị có thể gây ra cho người bệnh để anh và gia đình chuẩn bị tâm lý đối phó, thậm chí anh đã chủ động cạo trọc tóc để mọi người không quá bất ngờ về việc thay đổi ngoại hình vì cơ thể sẽ tiều tụy và bị rụng tóc sau hóa trị.

Anh bắt đầu bước vào đợt truyền hóa chất đầu tiên, mặc dù đã được cảnh báo trước nhưng anh cũng không ngờ cảm giác mệt mỏi, thường xuyên nôn, nhiệt miệng, rối loạn tiêu hóa… lại khủng khiếp đến thế. Cố gắng gượng cho đến đợt truyền thứ tư, anh tiều tụy và xanh xao, cân nặng từ 64kg chỉ còn 49kg. Đau đớn, mệt mỏi nhưng anh quyết không được buông xuôi.

Hành trình sống khỏe 7 năm của người đàn ông bị ung thư phổi - 1
Anh Chín bàng hoàng nhớ lại thời gian 7 năm về trước.

Đặt niềm tin tuyệt đối vào các nhà khoa học

May mắn đã mỉm cười với anh, vào một buổi tối tháng 6, cái nóng vẫn hầm hập trong căn nhà chật hẹp, anh xem chương trình thời sự VTV1, bỗng thấy cô MC nhắc đến Viện Hàn lâm công bố nghiên cứu và sản xuất thành công sản phẩm mới giúp hỗ trợ giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị (mà sau này khi mua về anh mới rõ sản phẩm có tên GHV Ksol với hoạt chất là Phức hệ Nano Extra XFGC). Anh mừng vô cùng, nhưng rồi lại mất ngủ cả đêm bởi anh lo "mình chỉ kịp nhìn thoáng qua vỏ hộp và mấy viên thuốc lăn trên bàn mà tivi thì không thể tua lại xem nên không biết tìm mua ở đâu được". Anh gọi điện thoại ngay cho con rể đang làm tại Hà Nội kể lại và bảo con cố gắng tìm mua giúp bố, thế rồi chỉ một ngày sau anh Chín đã nhận được sản phẩm  GHV Ksol do con rể anh trực tiếp mang về và bắt đầu sử dụng.

Ý kiến đánh giá của PGS. TS Trần Đáng về sản phẩm GHV KSol

Anh dùng đúng liều 6 viên/ngày chia làm 2 lần như hướng dẫn, chỉ một tuần sau đã thấy thay đổi rõ rệt. Anh không còn bị nôn, cảm giác buồn nôn cũng không hề xuất hiện, tư tưởng buông xuôi cũng theo đó biến mất. Hết 2 tuần, anh thấy cơ thể bắt đầu hồi phục, ăn tốt, ngủ tốt. Ở những đợt truyền sau, anh không thấy cơ thể khó chịu như những lần trước, sau khi đợt truyền cuối cùng kết thúc thì tóc anh cũng bắt đầu mọc lại.

Hành trình sống khỏe 7 năm của người đàn ông bị ung thư phổi - 2
Anh Chín luôn sử dụng sản phẩm GHV KSOL mỗi ngày.

Anh vẫn đều đặn dùng GHV KSol mỗi ngày sau khi điều trị hóa chất cho đến tận bây giờ. Cân nặng đã quay trở lại mốc 64kg như hồi còn khỏe mạnh, cảm giác cơ thể không còn bệnh nữa, hàng xóm và người thân nhìn thấy không ai nghĩ rằng anh đã từng trải qua giai đoạn chật vật vì ung thư phổi.

Anh chia sẻ thêm: "Sống chung với căn bệnh ung thư phổi đến nay đã được 7 năm. Tôi vẫn luôn tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ đưa ra, cùng với đó là sử dụng đều đặn sản phẩm GHV KSOL. Thời gian vừa qua do dịch Covid-19 lan rộng, không thể đến bệnh viện nên tôi vẫn kiên trì sử dụng Ksol trong thời gian đó. May mắn hết thời gian giãn cách đi kiểm tra lại sức khỏe vẫn ổn định."

VTC14: Ung thư có phải là án tử hình như người ta thường nghĩ hay không

Luôn lạc quan và đồng hành giúp đỡ những người bệnh ung thư

Khỏe lại, anh Chín vẫn thường có mặt ở bệnh viện K74 TW cùng các bác sĩ đi động viên các bệnh nhân ung thư khác, khi nghe bác sĩ giới thiệu anh Chín là bệnh nhân ung thư phổi vẫn sống khỏe hơn 4 năm nay thì rất nhiều người nghi ngờ, thốt lên rằng "Anh có phải bệnh nhân ung thư đâu mà đi động viên chúng tôi" cho đến khi anh cho xem bệnh án của mình thì mọi người mới tin.

Hành trình sống khỏe 7 năm của người đàn ông bị ung thư phổi - 3
Anh Chín luôn sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm chiến thắng ung thư với những người đồng bệnh.

"Tôi luôn tâm niệm rằng mình không thể quay lưng với khoa học, tuân thủ đúng phác đồ điều trị của bác sĩ, tăng cường luyện tập và kết hợp sử dụng sản phẩm hỗ trợ chính là kim chỉ nam trong suốt những năm tháng chiến đấu với căn bệnh ung thư phổi của tôi." - anh Chín tâm huyết chia sẻ.

Đã hơn 7 năm trôi qua, khối u ở thùy phổi phải của anh và các hạch trung thất đã tiêu biến, không còn. Từ lâu, anh đã hoàn toàn khỏe lại, đủ sức để tiếp tục lao động chăm lo cho gia đình.

Vừa qua, anh Chín may mắn được tôn vinh là 1 trong 10 chiến binh truyền cảm hứng chiến thắng ung thư vì những đóng góp của anh trong việc tư vấn, sẻ chia, giúp đỡ những người đồng bệnh có niềm tin hơn vào cuộc sống.

Hành trình sống khỏe 7 năm của người đàn ông bị ung thư phổi - 4

Anh Chín (đứng thứ 3 từ trái sang) cùng các chiến binh lên nhận giải tôn vinh.

Anh Chín tâm sự: "Tôi luôn mong rằng tôi có thể góp phần mang lại những điều tốt nhất cho những người đồng cảnh ngộ. Tôi không ngần ngại chia sẻ câu chuyện cũng như giải pháp giúp mình chiến thắng ung thư vì tôi tin rằng khi mình cho đi sẽ nhận lại được những niềm hạnh phúc".

"Chiến binh" chiến thắng ung thư phổi đồng hành cùng người bệnh ung thư

Câu chuyện của anh Trần Xuân Chín đã truyền thêm nghị lực, niềm tin và giúp đỡ được rất nhiều những người đang phải ngày đêm gồng mình chống chọi với căn bệnh ung thư quái ác. Mong rằng sẽ có nhiều "chiến binh ung thư" hơn nữa góp phần lan tỏa khát vọng sống mạnh mẽ trong cộng đồng những bệnh nhân ung thư.

Anh Trần Xuân Chín rất sẵn lòng chia sẻ câu chuyện của mình với độc giả qua số điện thoại 0393 060 079. Ngoài việc có thể điện thoại trực tiếp cho anh Chín để được chia sẻ, bệnh nhân/ người nhà bệnh nhân hãy gọi đến tổng đài miễn phí cước 1800 6808 (giờ hành chính) hoặc số hotline 096 268 6808 (gặp chuyên gia tư vấn Nguyễn Thanh Hà) để được hỗ trợ tư vấn về bệnh ung bướu và tìm hiểu thêm thông tin về sản phẩm GHV KSol.