Giúp bạn đương đầu với ung thư phổi

Nhận được chẩn đoán ung thư phổi có thể gây ra cho bạn và gia đình những cảm xúc khó khăn. Hãy nhớ, vẫn luôn có những nguồn lực phù hợp để hỗ trợ và dẫn đường, giúp bạn ứng phó với bệnh tật dễ dàng hơn.

Theo thống kê, mỗi năm trên thế giới có khoảng 2,09 triệu người mắc mới và 1,76 triệu người tử vong do ung thư phổi. Ung thư phổi là một trong những bệnh ung thư thường gặp và có tỷ lệ tử vong cao thứ hai chỉ sau ung thư gan.

Những yếu tố và nguy cơ ung thư phổi

Ung thư phổi là một khối mô bất thường, phát triển quá mức và không hài hòa với những tổ chức bình thường kế cận.

Nhiều nghiên cứu cho thấy nguyên nhân tác động gây nên bệnh ung thư phổi gắn với môi trường, chế độ ăn uống, thói quen hút thuốc lá, điều kiện lao động, nhiễm độc nước, không khí và nếp sống thiếu vệ sinh… Đặc biệt khi có nhiều yếu tố phối hợp với nhau, nguy cơ mắc bệnh càng tăng.

Giúp bạn đương đầu với ung thư phổi - 1

Ở nước ta, hút thuốc lá, thuốc lào cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ung thư phổi.

Hút thuốc lá là nguyên nhân chính gây ung thư phổi. 90% bệnh nhân ung thư phổi do hút thuốc lá. Mặc dù còn 4% bệnh nhân bị ung thư phổi mà không hút thuốc, nhưng họ đã hít một số lượng đáng kể khói thuốc lá (hít khói của người hút thuốc lá). 

90% bệnh nhân ung thư phổi đã hút hơn 10 điếu thuốc lá/ngày trong 20 năm. Ở nước ta, hút thuốc lào cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ung thư phổi.

Môi trường làm việc: Là yếu tố cũng dễ tác động gây bệnh ung thư phổi. 

Những người tiếp xúc với khói, bụi cũng có nguy cơ cao bị ung thư phổi đặc biệt là trong quá trình luyện thép, ni-ken, crôm và khí than.

Tiếp xúc với tia phóng xạ có nguy cơ bị các bệnh ung thư trong đó có cả ung thư phổi. 

Những công nhân mỏ uranium, fluorspar và hacmatite có thể tiếp xúc với tia phóng xạ do hít thở không khí có chứa khi radon.

Chẩn đoán ung thư phổi

Ung thư phổi thường được phát hiện đầu tiên bằng chụp X-quang lồng ngực. Chụp cắt lớp vi tính lồng ngực có thể xác định chính xác hơn vị trí của khối u, kích thước và biết được khối u đã phát triển ra ngoài phổi hay chưa. 

Có thể chẩn đoán bằng cách lấy sinh thiết ở vùng khác thường của phổi. Những mẫu sinh thiết lấy được, được nhuộm và soi dưới kính hiển vi quang học để chẩn đoán xác định.

Người bệnh ung thư phổi cần làm gì ?

Trước hết khi nhận được kết luận ung thư phổi người bệnh chắc sẽ bất ngờ và sốc. Tuy nhiên để đương đầu cho một hành trình thì cần phải hiểu về bệnh. Dưới đây là một số bí kíp có thể hữu ích cho bạn.

Giúp bạn đương đầu với ung thư phổi - 2

Người bệnh ung thư cần trao đổi với bác sĩ để hiểu về chẩn đoán và các phương án điều trị

Hiểu về chẩn đoán và các phương án điều trị

Ung thư phổi là hiện tượng các tế bào ở phổi bắt đầu thay đổi và phát triển ngoài sự kiểm soát thông thường, từ đó hình thành nên khối u ác tính. Các loại ung thư phổi chủ yếu là ung thư tế bào nhỏ (SCLC) và ung thư thế bào không nhỏ (NSCLC). 

Ung thư tế bào không nhỏ lại được chia thành: ung thư biểu mô tuyến, ung thư biểu mô vảy, và ung thư tế bào lớn. Dựa vào loại tế bào ung thư mà sẽ có các phương án điều trị phù hợp.

Có nhiều phương pháp điều trị ung thư phổi. Hóa trị liệu và xạ trị là những phương án điều trị chủ yếu cho ung thư tế bào nhỏ. 

Phẫu thuật hiếm khi áp dụng cho ung thư tế bào nhỏ mà chỉ xem xét trong trường hợp tổn thương ở giai đoạn rất sớm. 

Các phương pháp điều trị cho loại ung thư tế bào không nhỏ bao gồm phẫu thuật, hóa trị liệu, xạ trị, điều trị đích và miễn dịch. 

Nếu cần điều trị, bạn nên xin bác sĩ giới thiệu cho các nguồn tài liệu tin cậy để tìm hiểu thêm. Biết rõ về những mong đợi của mình sẽ giúp bạn kiểm soát được tương lai dễ dàng hơn.

Hãy trao đổi với bác sĩ điều trị

Vì ung thư phổi là một bệnh phức tạp, có nhiều phương án điều trị, nên việc trao đổi thông tin giữa bác sĩ và người bệnh là việc làm then chốt và vô cùng quan trọng. 

Bạn nên có một đội ngũ chăm sóc sức khỏe sẽ điều trị cho mình như: bác sĩ ung thư, điều dưỡng, bác sĩ phẫu thuật, chẩn đoán hình ảnh … 

Các cuộc hẹn với bác sĩ là thời gian để trao đổi, do vậy nên chuẩn bị sẵn sàng các vấn đề cần được giải đáp trong khoảng thời gian này. Điều đó sẽ giúp bạn hiểu được chẩn đoán của mình cũng như thu nhận được câu trả lời cần thiết.

Giúp bạn đương đầu với ung thư phổi - 3

Việc trao đổi thông tin giữa bác sĩ và người bệnh là việc làm then chốt và vô cùng quan trọng.

Ai hỗ trợ cho bệnh nhân ung thư phổi?

Câu hỏi đặt ra, ai sẽ giúp bạn trong những lúc khó khăn như thế này, ngoài người thân, bạn bè. Bởi ung thư phổi có thể tạo ra nhiều thử thách, nhưng hãy luôn nhớ rằng bạn không chiến đấu với bệnh tật một mình. 

Bạn bè và gia đình là những nguồn lực quan trọng hỗ trợ và mang đến sức mạnh cho bạn. Ngoài ra, cũng có thể có các nguồn lực hỗ trợ từ xã hội.

Hỗ trợ tài chính: Ở nhiều nước phát triển, có rất nhiều chương trình hoặc các tổ chức xã hội hỗ trợ tài chính cho người bệnh ung thư. 

Tuy nhiên, tại Việt Nam các quỹ này còn rất hiếm, nên giải pháp tài chính tốt nhất vẫn là bảo hiểm y tế kết hợp với những ý kiến tư vấn của bác sĩ về việc áp dụng các phương pháp chẩn đoán và điều trị có chi phí hợp lý mà vẫn đạt hiệu quả tốt.

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm