Giảm bạch cầu khi hóa trị ung thư

Bệnh viện Ung bướu Hà Nội

(Dân trí) - Giảm bạch cầu gặp phổ biến sau khi người bệnh nhận được hóa trị liệu và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Giảm bạch cầu là gì?

Giảm bạch cầu là sự giảm số lượng tế bào bạch cầu trong máu. Những tế bào này là yếu tố bảo vệ chính của cơ thể chống lại nhiễm trùng. 

Tại sao hóa trị gây ra giảm bạch cầu?

Những loại thuốc chống ung thư hoạt động bằng cách tiêu diệt các tế bào ung thư trong cơ thể nhưng nó tiêu diệt cả tế bào khỏe mạnh bình thường trong đó có tế bào bạch cầu. Khi truyền hóa chất vào cơ thể, các tế bào tủy xương bị tổn thương và chết đi, từ đó giảm khả năng sản xuất các tế bào máu, dẫn đến giảm tế bào bạch cầu.

Dấu hiệu nhận biết giảm bạch cầu?

Bác sĩ hoặc y tá của bạn sẽ cho bạn biết. Vì giảm bạch cầu là phổ biến sau khi nhận được hóa trị liệu, bác sĩ có thể lấy một ít máu để xét nghiệm giảm bạch cầu.

Khi nào tôi sẽ có nhiều khả năng bị giảm bạch cầu?

Giảm bạch cầu trung tính thường xảy ra trong khoảng từ 7 đến 12 ngày sau khi bạn được hóa trị. Thời gian này có thể khác nhau tùy thuộc vào hóa trị liệu bạn nhận được. Bác sĩ hoặc y tá của bạn sẽ cho bạn biết chính xác khi nào số lượng tế bào bạch cầu của bạn có khả năng ở mức thấp nhất. Bạn nên cẩn thận theo dõi các dấu hiệu và triệu chứng nhiễm trùng trong thời gian này.

Làm thế nào tôi có thể ngăn ngừa giảm bạch cầu?

Bạn không thể làm gì nhiều để ngăn ngừa giảm bạch cầu trung tính, nhưng bạn có thể giảm nguy cơ bị nhiễm trùng trong khi số lượng bạch cầu của bạn thấp.

Các dấu hiệu và triệu chứng của nhiễm trùng?

Đối với bệnh nhân bị giảm bạch cầu, ngay cả một nhiễm trùng nhỏ cũng có thể nhanh chóng trở nên nghiêm trọng. Bạn cần gặp bác sĩ ngay khi có các dấu hiệu:

Sốt 37,5° C - 38 ° C hoặc cao hơn 

Ớn lạnh và đổ mồ hôi.

Thay đổi ho hoặc ho mới.

Đau họng hoặc đau miệng.

Khó thở.

Nghẹt mũi.

Đau khi đi tiểu.

Tiết dịch hoặc kích thích âm đạo bất thường.

Đi tiểu nhiều.

Đỏ, đau hoặc sưng ở bất kỳ khu vực nào, kể cả vết thương phẫu thuật.

Tiêu chảy.

Nôn.

Đau bụng hoặc trực tràng.

Khởi phát đau mới.

Các biện pháp có thể ngăn ngừa nhiễm trùng?

Ngoài việc nhận được điều trị từ bác sĩ của bạn, các biện pháp sau đây có thể giúp ngăn ngừa nhiễm trùng:

Rửa sạch tay thường xuyên.

Cố gắng tránh những nơi đông người và tiếp xúc với những người bị bệnh nhiễm trùng.

Không dùng chung thức ăn, cốc uống nước, đồ dùng hoặc các vật dụng cá nhân khác, như bàn chải đánh răng.

Tắm hàng ngày và sử dụng kem dưỡng da không mùi để tránh da bị khô và nứt nẻ.

Nấu thức ăn chín kỹ để tiêu diệt vi trùng.

Rửa cẩn thận trái cây và rau quả.

Bảo vệ da của bạn khỏi tiếp xúc trực tiếp với chất thải cơ thể vật nuôi (nước tiểu hoặc phân) bằng cách đeo găng tay làm sạch khi dọn dẹp và rửa tay ngay sau đó.

Sử dụng găng tay để làm vườn.

Vệ sinh răng miệng bằng bàn chải đánh răng mềm và nước súc miệng để ngăn ngừa loét miệng nếu bác sĩ hoặc y tá khuyên bạn nên sử dụng.

Hãy giữ cho tất cả các bề mặt gia đình của bạn sạch sẽ.

Hãy tiêm phòng cúm theo mùa ngay khi có thể