Giảm ăn mặn bằng phương pháp đơn giản

Giảm ăn muối là điều tưởng chừng như không thể với những “tín đồ ghiền ăn mặn kinh niên”. Vậy mà thực tế đã chứng minh chúng ta hoàn toàn có thể thực hiện được bằng những bước đơn giản có lợi cho sức khỏe.

Tránh xa hàng quán
 
Một anh Giám đốc bán hàng tâm sự do tính chất công việc nên anh thường xuyên phải đi ăn ngoài nhiều để gặp gỡ và tiếp xúc khách hàng. Trong một lần khám sức khỏe, bác sĩ cho biết anh đang có dấu hiệu huyết áp và đường huyết cao, cần có chế độ dinh dưỡng, vận động hợp lý và đặc biệt cần hạn chế ăn mặn. Từ khuyến cáo trên, anh đã thu xếp thời gian và công việc để ăn cơm nhà thường xuyên hơn, vừa bảo đảm sức khỏe vừa có thêm thời gian gần gũi với gia đình.

Giảm ăn mặn bằng phương pháp đơn giản - 1

Câu chuyện của anh Giám đốc trên hiện không phải là trường hợp hiếm. Trong cuộc sống bận rộn, ăn cơm ngoài là giải pháp được nhiều gia đình lựa chọn. Tại đây, đầu bếp luôn mạnh tay nêm nhiều muối và các gia vị khác để làm món ăn thật hấp dẫn nhằm níu chân thực khách. Đó cũng là nguyên nhân khiến chúng ta không thể thoát khỏi thói quen ăn mặn. Do vậy, để giảm ăn mặn hiệu quả, bước đầu tiên là hãy ăn cơm nhà thường xuyên hơn, vừa tiết kiệm, vừa tốt cho sức khỏe.
 
Ăn nhiều thực phẩm tươi sống

Giảm ăn mặn bằng phương pháp đơn giản - 2

Thực phẩm chế biến sẵn là một lựa chọn hoàn hảo trong cuộc sống tất bật nhưng đây cũng là một “kho muối” tiềm tàng có hại cho sức khỏe. Các khảo sát đã chỉ ra rằng, thành phần muối có trong 100g xúc xích là 900 – 1000mg, trong 100 gam thịt muối là 2000mg hay thịt xông khói là 1000 – 1600mg. Nếu “nạp” những thực phẩm này thường xuyên thì bạn đừng bao giờ ngạc nhiên với lượng muối trung bình mà chúng ta đang tiêu thụ (từ 18-22g muối/ người/ ngày) mà Viện Dinh dưỡng Việt Nam đã đưa ra. Con số này đang cao gấp 3 lần so với khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) (tức 6g muối/ người/ngày, tương đương một muỗng cà phê muối).
 
Do đó, để cơ thể “miễn nhiễm” với cao huyết áp, chúng ta nên ăn những món được chế biến từ thực phẩm tươi sống thay cho đồ đóng hộp.
 
Giảm muối từ từ
 
Nghe nói ăn nhiều muối không tốt, không ít người chột dạ nghĩ mình đã dùng muối quá nhiều và liền thay đổi đột ngột. Hậu quả là bữa ăn bỗng dưng ngày càng nhạt nhẽo hơn. Trước tình trạng này, TS.BS Trần Thị Minh Hạnh – Trưởng Phòng Dinh dưỡng cộng đồng – Trung tâm Dinh dưỡng Tp.HCM khuyên để giảm lượng muối ăn mà vẫn ngon miệng thì phải tập dần dần, không thể giảm một cách đột ngột (trừ các trường hợp bị các bệnh lý mà bác sĩ chỉ định phải ăn lạt). Giảm muối đột ngột quá cũng không tốt vì sẽ dẫn đến tình trạng biếng ăn, bữa ăn kém chất lượng, không cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể.
 
Đừng quên nước chấm!
 
Không chỉ dùng trong chế biến thực phẩm, nước chấm còn được dùng để làm giàu gia vị cho bữa ăn. Điều này lại làm cho lượng muối vào cơ thể tăng lên. Một cọng rau muốn xào đã được nêm gia vị nhưng lại “cõng” thêm một lượng muối đáng kể khi dùng thêm với nước chấm. Do đó, thay vì dùng những loại nước chấm đậm đặc, chúng ta nên pha loãng nước chấm hoặc dùng nước chấm có công thức giảm muối. 
 
Những giải pháp trên đây tuy không mới nhưng chẳng bao giờ cũ với người có thói quen ăn mặn. Vấn đề là nếu có thái độ tuân thủ các tiêu chí đề ra một cách kỷ luật và nghiêm ngặt thì chắc chắn chúng ta sẽ tránh xa được bệnh cao huyết áp nguy hiểm.
 

Công ty Acecook Việt Nam mới đây đã đưa ra thị trường dòng nước chấm có công thức giảm muối mang thương hiệu Bếp Vàng có hàm lượng muối tương đối thấp, chỉ từ 170-210 g/lít. Với công nghệ sản xuất hiện đại, lượng muối thừa không cần thiết đã được loại bỏ hoàn toàn trong nước chấm Bếp Vàng, điều này sẽ rất có lợi cho sức khỏe của người tiêu dùng, đặc biệt góp phần hạn chế bệnh tim mạch. Cũng như bao sản phẩm của thương hiệu Vina Acecook, quy trình chế biến khép kín và đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm đã giúp nước chấm Bếp Vàng không biến đổi màu sắc, chất lượng trong suốt quá trình sử dụng.

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm