Giải độc gan Tuệ Linh nỗ lực nhân cao nhận thức cộng đồng về bệnh viêm gan virus
(Dân trí) - Viêm gan B là căn bệnh phổ biến tại nước ta nhưng nhiều người vẫn hiểu lầm về căn bệnh này. Hội Gan mật Việt Nam đã lên tiếng: “Cần nhận thức đúng để giảm bớt nỗi đau tinh thần cho các bệnh nhân”.
Bị kỳ thị – câu chuyện của những người trong cuộc
Anh Nguyễn Văn Đ (29 tuổi, Hà Nội) là một bệnh nhân mắc viêm gan B do lây từ mẹ sang con. Anh đã từng chứng kiến lớp đại học tỏ rõ sự kỳ thị khi biết anh mắc bệnh. “Họ dành cho tôi những ánh mắt dè chừng và nghi ngại. Khi có sự kiện chung, họ tách riêng cốc chén, bát đũa của tôi”. Đau đớn hơn anh Đ, chị Ngô Thị H chia sẻ: “Cả nhà chồng xa lánh tôi, một lần họ đổ cả nồi canh và nhiếc móc tôi vì đã thấy tôi nếm thử canh bằng đũa nấu. Họ nói tôi là gánh nặng của cả gia đình, không cho con tôi bú mẹ vì sợ cháu sẽ lây bệnh”.
Câu chuyện của anh Đ và chị H chỉ là hai trong số hàng trăm câu chuyện được gửi về cuộc thi viết “Đừng gục ngã trước virus viêm gan B” do Hội gan mật Việt Nam và nhãn hàng Giải độc gan Tuệ Linh tổ chức năm 2020, hưởng ứng tháng hành động nhân ngày viêm gan thế giới 28 tháng 7 hàng năm. Những câu chuyện cho thấy gánh nặng trên vai người bệnh viêm gan B không chỉ là sức khỏe suy giảm, kinh tế bị ảnh hưởng mà còn là gánh nặng tinh thần vì bị kỳ thị cũng như mất đi nhiều cơ hội học tập, làm việc…trong đời.
Nhận thức của cộng đồng về bệnh viêm gan B vì thế cần phải được nâng cao để người bệnh viêm gan B lạc quan chống lại bệnh tật. Thực tế, viêm gan B có vắc xin phòng bệnh và chỉ lây qua đường máu, đường từ mẹ sang con hoặc quan hệ tình dục không an toàn. Bên cạnh đó, hiện nay, việc tiêm huyết thanh sớm cho trẻ sơ sinh, điều trị dự phòng khi mang thai đã giúp giảm tới 95% nguy cơ lây từ mẹ sang con. Đặc biệt, ở người lớn, khi bị nhiễm virus viêm gan B, 90% trường hợp sẽ tự khỏi. Ngay cả khi mắc viêm gan B mạn tính, cũng có một tỉ lệ nhất định người bệnh phải điều trị. Còn lại, phần lớn người bệnh ở thể người lành mang bệnh (tức không có chỉ định điều trị).
Cần hành động cụ thể để nâng cao nhận thức toàn dân về viêm gan B
Phát biểu tại Mít tinh kỷ niệm Ngày viêm gan Thế giới 28 tháng 7 năm 2020 tại Học viện Y dược học cổ truyền, Bệnh viện Tuệ Tĩnh mới đây, đại diện WHO tại Việt Nam nhấn mạnh cần cộng đồng có nhận thức đúng đắn về viêm gan B. Đây sẽ là chìa khóa giúp mở ra con đường để loại trừ viêm gan virus, xơ gan ra khỏi cộng đồng.
Theo đó, việc nâng cao tỉ lệ và hiệu quả tiêm phòng viêm gan B được xem là ưu tiên hàng đầu để ngăn chặn mắc viêm gan B tại nước ta. Các biện pháp dự phòng lây nhiễm viêm gan vi rút B và C bao gồm tiêm vắc-xin viêm gan B đầy đủ, trong đó có liều trong vòng 24 giờ đầu sau sinh. Kiểm soát nhiễm khuẩn trong quá trình chăm sóc sức khỏe bao gồm cả trong và ngoài cơ sở y tế; thực hiện các biện pháp can thiệp giảm tác hại cho những người tiêm chích ma túy…
Ngoài ra, theo Thiếu tướng, GS.TS Lê Trung Hải, các tổ chức cũng cần tạo nên phong trào tìm hiểu về viêm gan B trong nhân dân, tuyên truyền về bệnh bằng các cuộc thi, cuộc vận động để phòng và điều trị bệnh…
Hội gan mật Việt Nam với vai trò định hướng và nâng cao hiệu quả phòng, điều trị bệnh gan tại nước ta ngay từ khi thành lập năm 2008 đến nay đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa và có sức lan tỏa lớn tới cộng đồng. Đặc biệt, năm 2019, Hội đã phối hợp với nhãn hàng Giải độc gan Tuệ Linh huy động Quỹ Viết tiếp ước mơ cho người bệnh gan có hoàn cảnh khó khăn trên khắp cả nước. Bên cạnh đó, Hội cũng tích cực tổ chức nhiều cuộc thi tìm hiểu về bệnh gan, nhiều hội thảo chuyên đề, hội nghị, cuộc vận động để nâng cao hiệu quả phòng và điều trị bệnh gan tại nước ta.
Năm 2020, nhân tháng hành động kỷ niệm Ngày viêm gan thế giới 28 tháng 7, Hội Gan mật Việt Nam đã tổ chức cuộc thi viết: Đừng gục ngã trước virus viêm gan như một cách để lắng nghe các câu chuyện của bệnh nhân gan và đồng hành, động viên họ trong hành trình chiến đấu với bệnh. Song song cuộc thi viết là Cuộc vận động vẽ tranh: Thêm nét vẽ - Nối dài ước mơ với mong muốn sẽ thu được tiền từ việc bán tranh để góp vào Quỹ Viết tiếp ước mơ, đem hỗ trợ cho các bệnh nhân nghèo.
Với tất cả những nỗ lực đó, gần 10 triệu người mắc viêm gan virus tại Việt Nam hoàn toàn có thể hy vọng vào một tương lai không còn tổn thương tinh thần đè nặng vì bệnh và vững tâm điều trị bệnh hiệu quả. Đó cũng là một phần của chiến lượng mà WHO đã đề ra: “Một thế giới không còn lây truyền viêm gan vi rút và mọi người sống chung với viêm gan được tiếp cận với các dịch vụ dự phòng, chăm sóc và điều trị có hiệu quả, an toàn và chi trả được”.