1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

Đường đi vòng vo của những lô chân gà bẩn

Thông tin Cơ quan chức năng Trung Quốc vừa thu giữ hơn 30.000 tấn chân gà ngâm tẩm hóa chất độc hại không khỏi khiến người tiêu dùng trong nước lo lắng, bởi lâu nay, chân gà Trung Quốc vẫn lén lút về Việt Nam, trở thành món ăn khoái khẩu của nhiều người.

Theo tìm hiểu của phóng viên, không có lô hàng chân gà nào được nhập từ Trung Quốc về Việt Nam theo chính ngạch.

Chân gà đông lạnh
Trung Quốc đi bằng đường nào vào Việt Nam?
Chân gà đông lạnh Trung Quốc đi bằng đường nào vào Việt Nam?

Chân gà đông lạnh gần nửa thể kỷ

Ngày 26/8Ĭ hãng Tân Hoa Xã (Trung Quốc) đưa tin, cảnh sát nước này đã thu giữ hơn 30.000 tấn chân gà (món phổ biến trong thực đơn các nhà hàng ở Trung Quốc) nhiễm độc. Các nhà chức trách đã bắt giữ 38 người liên quan đến việc bán chân gà tại các tỉnh miền Đông. Ńác vụ bắt giữ diễn ra sau cuộc kiểm tra 9 cơ sở cung cấp chân gà tại các tỉnh Giang Tô, An Huy, Hà Nam và Quảng Đông. Cảnh sát cho rằng chất hydrogen peroxide đã được dùng để ngâm tẩm chân gà. Hồi năm 2013, Trung Quốc đã bắt giữ 20 tấn chân gà, một số Ŵrong đó có ngày sản xuất trên bao bì ghi từ năm 1967.

Tại Việt Nam, chân gà cũng là món ăn ưa thích của nhiều người với lượng tiêu thụ rất lớn. Mặc dù Việt Nam không nhập khẩu chân gà chính ngạch từ Trung Quốc, nhưng lực lượng chứcĠnăng các địa phương liên tục phát hiện nhiều lô chân gà có nguồn gốc từ Trung Quốc lưu thông trên thị trường.

Ông Nguyễn Đức Trọng, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) khẳng định, số liệu nhập khẩu hàng năm báo về cho thấŹ, không có lô hàng chân gà nào từ Trung Quốc được nhập khẩu chính ngạch, dù chân gà thuộc nhóm sản phẩm được nhập khẩu.

“Tuy vậy, vẫn có những lô hàng chân gà nhập khẩu theo đường tiểu ngạch hoặc nhập lậu về Việt Nam tiêu thụ. Bằng chứng là lực lượng chức năng liên tục phát hiện, bắt giữ nhiều lô hàng chân gà Trung Quốc trôi nổi. Và nhập lậu như vậy thì không thể kiểm soát được chất lượng ATTP cũng như vệ sinh thú y, dịch bệnh”, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho hay.

Ngay trên địa bàn Hà Nội, lực lượng chức năng cũng liên tục phát hiện nhiều lô hàng chân gà trôi nổi, không nguồn gốc xuất xứ. Mới đây, CAP Phúc Tân (quận Hoàn Kiếm) phốũ hợp với Đội CSĐT tội phạm về TTQLKT&CV, CAQ Hoàn Kiếm thu gần 1 tấn chân gà không rõ nguồn gốc tại một cơ sở kinh doanh hàng thực phẩm tươi sống. Qua kiểm tra, cơ quan chức năng phát hiện 115 thùng chân gà, trọng lượng mỗi thùng 20kg.

Sáng 21/8, lực lượng CSGT Công an tỉnh Quảng Ninh phát hiện xe ô tô tải BKS 34M - 4275 do Nguyễn Danh Quân (SN 1987), trú tại Kim Thành - Hải Dương điều khiển có hơn 200kg thịt bò và 800kg chân gà đông lạnh đều đã quá hạn sử dụng, không giấy tờĠchứng minh nguồn gốc. Tại thời điểm kiểm tra, toàn bộ số thực phẩm “bẩn” được đóng gói trong các thùng xốp bằng chữ Trung Quốc. Lô hàng thịt bò và chân gà đã ôi thiu, bốc mùi.

Chân gà tái xuất Trung Quốc dội ngược về Việt Nam?<įb>

Trên địa bàn tỉnh Lào Cai, ông Hoàng Chính Phương, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm dịch động vật Lào Cai cho biết, các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lào Cai chưa ghi nhận lô hàng chân gà nào nhập khẩu qua đường chính ngạch. Tương tự, tŲên địa bàn tỉnh Lạng Sơn cũng không có sản phẩm chân gà được nhập khẩu chính ngạch từ Trung Quốc.

Tại Cảng Hải Phòng, một điểm trung chuyển hàng hóa tạm nhập tái xuất cũng như hàng đông lạnh nhập khẩu từ các nước, ông Đoàn Thành LũŹ, Giám đốc Cơ quan Thú y vùng II cho biết, sản phẩm chân gà đông lạnh nhập khẩu qua cảng Hải Phòng rất nhiều, chủ yếu từ Hàn Quốc, Mỹ, Úc, Barazil. Tuy nhiên, toàn bộ loại hàng hóa này đều là tạm nhập tái xuất (xuất đi Trung Quốc), hoặc nhập khẩu về đ᷃ gia công, chế biến sau đó xuất khẩu đi Trung Quốc. Cơ quan Thú y vùng II chưa ghi nhận lô hàng chân gà nào nhập khẩu về để tiêu dùng trong nước.

Được biết, hoạt động tạm nhập - tái xuất hàng đông lạnh như chân gà, cánh gà, sản phẩmĠđộng vật khá nhộn nhịp. Theo chu trình, hàng hóa được nhập khẩu về cảng Hải Phòng, sau đó vận chuyển đi Quảng Ninh, Lạng Sơn, Lào Cai, Cao Bằng để tái xuất sang Trung Quốc. Tuy nhiên, từ nhiều năm nay người ta đã e ngại việc thẩm lậu hàng tạm nhập ra tŨị trường tiêu thụ. Lo ngại này là có cơ sở khi hàng hóa tạm nhập về nhưng doanh nghiệp được chia nhỏ lô hàng để dễ vận chuyển tái xuất. Trong quá trình vận chuyển tái xuất không đơn vị nào chịu trách nhiệm giám sát, doanh nghiệp hoàn toàn có thể đưa hàŮg vào nội địa tiêu thụ. Ngoài ra, nhiều cơ quan chức năng cũng đã đặt vấn đề: “Phải chăng chân gà đông lạnh sau khi tái xuất sang Trung Quốc đã được gia công, tẩm ướp rồi xuất ngược về Việt Nam?”.

Theo Tuyết Nhungļ/b>

An ninh thủ đô

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm