Đừng để trẻ trả giá đắt vì viêm phổi, viêm màng não do phế cầu khuẩn

Phế cầu khuẩn là căn nguyên chiếm khoảng 11% tổng số trẻ dưới 5 tuổi tử vong (1). Vi khuẩn phế cầu gây nhiều bệnh lý nguy hiểm như viêm phổi, viêm màng não ở trẻ nhỏ.

Phế cầu khuẩn và những con số báo động

Cứ 20 giây lại có 1 trẻ tử vong do viêm phổi trên thế giới, và tại Việt Nam, hàng năm viêm phổi cướp đi mạng sống của 4.000 trẻ em trong tổng số 2,9 triệu ca mắc2. Viêm phổi đáng sợ là thế, nhưng không phải ai cũng biết phế cầu khuẩn chính là một trong các nguyên nhân thường gây ra căn bệnh này. Viêm phổi do phế cầu khuẩn nguy hiểm bởi tỷ lệ tử vong trung bình là 10-20%, thậm chí trên 50% ở trẻ nhỏ3.

Viêm màng não có tỷ lệ mắc cao, dao động từ 3,5 – 7,4 trường hợp trong 100.000 dân mỗi năm trên toàn thế giới4. Phế cầu khuẩn cũng là một trong các tác nhân gây ra viêm màng não với tỷ lệ tử vong là trên 50% trong tổng số trẻ mắc bệnh tại các quốc gia đang phát triển thuộc châu Phi và châu Á5. Không chỉ có tỷ lệ tử vong cao, viêm màng não do vi khuẩn phế cầu còn để lại nhiều di chứng nặng nề: rối loạn khả năng học tập, mất thính lực nhẹ, thỉnh thoảng lên cơn co giật,…6

Trẻ mắc viêm phổi, viêm màng não do phế cầu khuẩn thường xuất hiện triệu chứng sốt cao, dễ gây nhầm lẫn với các căn bệnh thông thường khác
Trẻ mắc viêm phổi, viêm màng não do phế cầu khuẩn thường xuất hiện triệu chứng sốt cao, dễ gây nhầm lẫn với các căn bệnh thông thường khác

Không chỉ là tác nhân gây ra nhiều bệnh nguy hiểm, vi khuẩn phế cầu hiện nay đã kháng nhiều loại kháng sinh thông thường. Do đó, chi phí điều trị thường rất cao do phải dùng kháng sinh mạnh hoặc phải phối hợp nhiều loại kháng sinh với nhau. Thời gian điều trị cũng vì thế mà phải kéo dài và khó khăn hơn.

Phế cầu khuẩn nguy hiểm nhưng có thể phòng ngừa từ sớm

Tỷ lệ trẻ khỏe mạnh dưới 5 tuổi mang phế cầu khuẩn trong vùng hầu họng lên đến 40-70%7. Điều này có nghĩa là khi người mang phế cầu khuẩn ho, nói chuyện, vi khuẩn có thể phát tán ra môi trường xung quanh, người khác hít vào có thể sẽ bị nhiễm khuẩn. Khi sức đề kháng trẻ kém thì phế cầu khuẩn có sẵn sẽ có thể tấn công và gây bệnh.

Chủng ngừa cho trẻ dưới 5 tuổi để bảo vệ bé trước các biến chứng nặng nề do phế cầu khuẩn
Chủng ngừa cho trẻ dưới 5 tuổi để bảo vệ bé trước các biến chứng nặng nề do phế cầu khuẩn

Tuy nhiên, việc giảm số lượng ca tử vong cũng như các biến chứng nặng nề do hậu quả của phế cầu khuẩn và kéo giảm nguồn bệnh có thể lây nhiễm trong cộng đồng là hoàn toàn có thể. Ngoài các biện pháp như môi trường thông thoáng, sạch sẽ, giữ ấm cho trẻ,... thì chủng ngừa bằng vắc-xin từ sớm cho trẻ là một trong những biện pháp hữu hiệu được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến khích đưa vào chương trình tiêm ngừa quốc gia8. Theo số liệu thống kê năm 2015 của WHO cho thấy, vắc-xin phế cầu khuẩn đã giúp 6-7,5 triệu trường hợp nhiễm phế cầu khuẩn được ngăn chặn, và cứu sống khoảng 290.000 trẻ dưới 5 tuổi trên toàn cầu9.

Phụ huynh có thể tìm hiểu thêm thông tin và cách phòng ngừa các bệnh lý do phế cầu khuẩn gây ra trên website http://tiemngua.com .

Chương trình giáo dục sức khỏe cộng đồng được phối hợp thực hiện bởi Hội Y Học Dự Phòng Việt Nam và VPĐD GlaxoSmithKline Pte. Ltd tại TPHCM.

Tài liệu tham khảo:

(1) http://yteduphongquangninh.com/kiem-soat-dich-benh/kiem-soat-dich-benh/ban-in-cho-chu-de.9213.html

(2) http://www.hoihohaptphcm.org/benh-nhan/146-benh-viem-phoi-o-tre-em

(3) http://yteduphong.com.vn/tieng-viet/tiem-chung/kien-thuc-tiem-chung/khac-che-phe-cau-khuan-bao-ve-tre-em-c3441i15323.htm

(4) Trần Thị Thu Hương, Phạm Nhật An, Căn nguyên, đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng viêm não do vi khuẩn ở trẻ em, Tạp chí nghiên cứu y học 101 (3) – 2016, p82 – 89

(5) http://yteduphong.com.vn/tieng-viet/tiem-chung/kien-thuc-tiem-chung/khac-che-phe-cau-khuan-bao-ve-tre-em-c3441i15323.htm

(6) http://www.meningitis.org/disease-info/types-causes/pneumococcal (Last accessed May 2014)

(7) http://nihe.org.vn/vn/tin-tuc-su-kien/giam-sat-va-phong-chong-dich-benh/thuong-quy-va-huong-dan-ky-thuat-xet-nghiem/phe-cau-khuan-spneumoniae-c12310i14599.htm (19/7/2015)

(8) http://www.who.int/immunization/diseases/pneumococcal/en/ 29/09/2014

(9) http://www.gavi.org/results/evaluations/pneumococcal-amc-outcomes-and-impact-evaluation/ (access date: Aug 31, 2016)

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm