1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

Đừng để liệt mặt, đột tử vì dùng máy lạnh

Không chỉ người lớn mà cả trẻ em đã bị liệt mặt, méo miệng, thậm chí đột quỵ, tử vong vì dùng máy lạnh trong nhà và ôtô sai cách.

Phòng máy lạnh có trẻ em chỉ nên đặt nhiệt độ khoảng 26 - 28oC. Ảnh minh họa: Internet
Phòng máy lạnh có trẻ em chỉ nên đặt nhiệt độ khoảng 26 - 28oC. Ảnh minh họa: Internet

Méo mặt, bất tỉnh vì dùng máy lạnh sai

Theo BS nguyễn Thanh Cường (nguyên bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Y học cổ truyền hà nội), nhiều người ngủ dậy sau khi nằm máy lạnh bị choáng váng đầu, cổ cứng do nằm nghiêng một bên quá lâu trong khoảng thời gian dài. hoặc khi đi ngoài nắng nóng về đang toát mồ hôi đã vội dội nước cho mát rồi vào bật quạt số to nhất, hoặc xối thẳng máy lạnh vào người nên đã bị cảm lạnh dẫn đến méo mồm, liệt mặt do mạch máu bị co và đông lại. Điều này không chỉ xảy ở người lớn mà cả với trẻ nhỏ. Và với phụ nữ có thai, người ốm yếu, mệt mỏi, người già càng dễ gặp hơn. Dấu hiệu khi trẻ bị liệt mặt, méo miệng là ngủ chỉ khép mắt hờ, không nhắm được mắt. Khóe miệng lệch và rũ hẳn sang một bên, bị chảy nước dãi. Khi ăn uống sẽ khó hơn vì cơ miệng bị đơ, lệch khiến thức ăn dễ rơi ra ngoài. Một số bệnh nhân còn kèm theo đau, giảm cảm giác nhận biết hương vị khi ăn uống.

Dấu hiệu khi cơ thể bị cảm lạnh do máy lạnh đó là: Cơ thể mệt mỏi, lờ đờ, đau đầu, chóng mặt. nếu bị nặng hơn, nhịp tim và hơi thở lúc đầu sẽ nhanh, sau đó chậm dần, khó thở, không cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến hôn mê, tử vong và đặc biệt nguy hiểm với những người có sức đề kháng yếu, trẻ nhỏ, người cao tuổi.

Các bác sĩ cho rằng, hiện tượng méo mồm, liệt mặt ngoại vi thường không có biểu hiện cụ thể, có thể miệng méo sang một bên sau một đêm ngủ dậy, nhưng vẫn ăn uống được bình thường.

Dùng máy lạnh sai cách có thể gây ra nhiều bệnh khác như:

- Những người nhiều mồ hôi, mẫn cảm có nguy cơ mắc bệnh cao nếu ngồi phòng máy lạnh lâu, bí, thiếu ôxy dễ sinh bệnh ngoài da (dị ứng, phát ban, mẩn ngứa, hen suyễn…).

- Người già, bị đau cổ, đau lưng, viêm khớp… bị kích thích lạnh đột ngột rất dễ bị sốc nhiệt, gây bệnh thần kinh, dây chằng, cứng khớp, đau khớp, cử động không linh hoạt.

- Nhân viên văn phòng, người hay dùng máy tính… ngồi phòng quá lạnh dễ gây khô mắt, mỏi mắt, nhiễm trùng mắt…

Cũng theo BS nguyễn Thanh Cường, khá nhiều người mắc sai lầm tai hại là tắm xong rồi vào phòng máy lạnh ngay, thậm chí còn ngồi đúng luồng gió mà không biết như thế rất dễ bị đột quị, thậm chí tử vong.

Giải thích về hiện tượng này, PgS.TS nguyễn Tiến Dũng (nguyên Trưởng khoa nhi, Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, khi đi ngoài nắng nóng về vào phòng máy lạnh nhiệt độ thấp, quá chênh lệch so với bên ngoài, hoặc cho quạt thốc thẳng vào người khiến cơ thể hạ nhiệt đột ngột, ảnh hưởng đến trung khu thần kinh, có nguy cơ đột quị và tử vong.

Các chuyên gia y tế cho rằng, sử dụng máy lạnh, quạt đá và các thiết bị làm mát không đúng cách, trong thời gian dài dễ làm thay đổi nhiệt độ đột ngột, dẫn đến kích ứng thần kinh mặt.

Cách xử lý khi méo mồm, liệt nửa mặt

Theo BS nguyễn Thanh Cường, Đông y trước kia điều trị bị nhiễm lạnh, méo miệng bằng các biện pháp như:

- Xông lá (lá xương sông, lá lốt, lá bạch đàn, lá bưởi, hương nhu...). Đun sôi nước lá, đặt trẻ nằm nghiêng và xông trong 15 phút.

- Dùng hạt thầu dầu để đắp… theo hướng dẫn của lương y.

Tại các cơ sở chữa bệnh bằng Đông y có nhiều biện pháp nhanh, hiệu quả hơn, nhất là châm cứu (thủy châm, điện châm, châm cứu cổ truyền… ). Các biện pháp châm cứu rất hiệu quả với các chứng bệnh thần kinh, liệt dây thần kinh số 7, số 5 và các dây thần kinh ngoại biên khác. ngoài ra, các chứng máy mắt, sụp và mỏi vi mắt, liệt nửa người, đau thần kinh tọa cũng có thể áp dụng phương pháp này.

PgS. TS nguyễn Tiến Dũng có lời khuyên cho các cha mẹ là khi thấy trẻ có hiện tượng bị méo mồm, liệt nửa mặt không rõ nguyên nhân đừng quá lo lắng, hãy sớm đưa trẻ tới bệnh viện, cơ sở y tế để bác sĩ chữa trị kịp thời. nếu trẻ bị nhẹ, bác sĩ sẽ kê thuốc bổ dưỡng thần kinh để giảm nhẹ triệu chứng. Cha mẹ không nên để chậm trễ khi thấy trẻ méo miệng, dễ dẫn đến hậu quả mất cảm giác trên mặt vĩnh viễn.

Lưu ý khi sử dụng máy lạnh

Để chủ động phòng bệnh, Bộ Y tế khuyến cáo người dân không để nhiệt độ máy lạnh trong phòng quá thấp. Không để quạt thổi trực tiếp gần vào người, ở ngoài nắng nóng về không nên vào phòng điều hòa ngay (nhất là trẻ em), hãy lau khô mồ hôi, nghỉ một lát hãy vào. Trước khi trẻ rời phòng máy lạnh nên tắt máy, mở cửa phòng để điều hòa không khí giữa bên trong và bên ngoài.

Nhiệt độ thích hợp trong phòng điều hòa không cách biệt quá 5 - 7 o C so với ngoài trời. người dân không nên để điều hòa ở nhiệt độ quá thấp trong thời gian dài.

Phòng máy lạnh có trẻ em chỉ nên đặt khoảng 26 -28o C (sẽ hơi nóng với người lớn, nhưng phù hợp với trẻ em). Ban đêm khi đi ngủ nên điều chỉnh lại nhiệt, tránh để trẻ nằm thẳng luồng gió bởi dễ mắc bệnh đường hô hấp. Luôn đắp chăn mỏng trên bụng, giữ ấm lỗ chân lông, tránh bị cảm lạnh, đau bụng... Trẻ nhỏ ngủ hay đạp chăn, nên để trẻ mặc quần áo cotton, chất thấm mồ hôi.

Hạn chế dùng máy lạnh, năng mở cửa để thông khí giúp không khí sạch lưu thông và bổ sung thêm ôxy. Thời điểm mát (sáng, đêm) nên dùng quạt thay thế sẽ tốt cho sức khỏe. Buổi sáng, tối nhiệt độ ngoài trời thấp, hãy cho trẻ ra ngoài hít thở không khí trong lành, tắm nắng để tăng sức đề kháng.

Giữ sức khỏe khi dùng máy lạnh

- Nhỏ nước muối sinh lý, uống nhiều nước để giảm khô da, khô mũi.

- Trẻ sơ sinh bú mẹ nhiều lần để tránh mất nước. Trẻ lớn cho uống nước hoa quả giải nhiệt như nước cam, chanh, rau má...

- Nên vệ sinh bộ lọc máy điều hòa thường xuyên để không khí sạch.

- Thường xuyên tập luyện cơ mặt để hạn chế hiện tượng tê liệt thần kinh.

Theo BS Nguyễn Thanh Cường

Theo Uyên Hương

Gia đình