Đột quỵ đe doạ người trẻ

Đột quỵ đứng thứ 3 về nguyên nhân gây tử vong, chỉ sau bệnh lý tim mạch, ung thư và dẫn đầu trong các nguyên nhân gây tử vong, tàn tật ở con người. Điều đáng lo ngại là, đột quỵ đang ngày càng trẻ hóa, thậm chí nhiều trường hợp bị đột quỵ khi mới 18 - 20 tuổi.

Nguyên nhân gia tăng đột quỵ ở người trẻ

Theo thống kê được công bố tại Hội nghị phổ biến kết quả dự án thiết lập hệ thống giám sát một số bệnh không lây nhiễm năm 2012, đột quỵ não ở người trẻ chiếm khoảng 12 - 20% trong tổng số các đột quỵ ở mọi lứa tuổi và xảy ra với tần suất từ 10 - 34 trường hợp/100.000 dân/năm.

Phân tích về sự gia tăng đột quỵ ở người trẻ tuổi, các chuyên gia cho rằng, cuộc sống hiện đại tạo ra ngày càng nhiều các yếu tố nguy cơ. Đặc biệt là lối sống không lành mạnh, chế độ ăn uống và sinh hoạt thiếu khoa học với các thói quen lười vận động, hút thuốc lá, sử dụng chất gây nghiện, uống rượu bia, đi kèm những áp lực, căng thẳng trong công việc, cuộc sống hàng ngày làm tăng nguy cơ hình thành mảng xơ vữa.

Mảng xơ vữa khiến lòng mạch máu bị thu hẹp lại và làm máu kém lưu thông, gây ra tình trạng thiếu máu não. Hơn nữa, mảng xơ vữa và sự lưu thông chậm chạp của dòng máu sẽ tăng nguy cơ hình thành các cục máu đông, gây tắc mạch, thậm chí vỡ mạch và đột quỵ. Theo các nghiên cứu, đột quỵ do tắc mạch não là nguyên nhân phổ biến và chiếm tới 26% số ca đột quỵ ở người trẻ.

Đột quỵ ở người trẻ gia tăng là do lối sống thiếu lành mạnh
Đột quỵ ở người trẻ gia tăng là do lối sống thiếu lành mạnh

Ngăn ngừa cách nào?

Theo thống kê tại Hội nghị phổ biến kết quả dự án thiết lập hệ thống giám sát một số bệnh không lây nhiễm năm 2012, mỗi năm Việt Nam có khoảng 300.000 ca đột quỵ, làm 40% trong số đó tử vong trong vòng 3 tháng và 50% sống sót nhưng chịu ảnh hưởng nằng nề và lâu dài về thể chất, nhận thức hoặc cảm xúc.

Trong khi đó, đột quỵ ở người trẻ nguy hiểm hơn bởi các triệu chứng báo hiệu như lú lẫn, mê sảng, co giật, đột ngột buồn ngủ, buồn nôn, nôn quá khác so với những triệu chứng báo hiệu đột quỵ ở người lớn tuổi và thường bị hiểu lầm sang bệnh đau nửa đầu, động kinh, lo âu quá mức… Do đó, trường hợp đột quỵ ở người trẻ thường được can thiệp y tế chậm hơn và dẫn tới những hậu quả nặng nề hơn.

Do đó, các chuyên gia y tế khuyến cáo: Người trẻ tuổi không nên chủ quan, cần đi khám sức khoẻ định kỳ, kiểm tra huyết áp, mỡ máu.Khi có các triệu chứng của thiếu máu não như đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, mất ngủ, suy giảm trí nhớ… cần đi khám chuyên khoa ngay.

Đặc biệt, cần xây dựng và duy trì lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống hợp lý và cân bằng dinh dưỡng, tránh sử dụng rượu bia, lo âu, căng thẳng quá mức.

Với nhóm có nguy cơ, có thể sử dụng một số thảo dược như Huyết Sâm, Đương Quy, Ngưu Tất… để kiểm soát tình trạng thiếu máu não, ngăn ngừa nguy cơ xơ vữa động mạch và hình thành cục máu đông, tránh hiện tượng tắc nghẽn mạch máu, đồng thời bảo vệ thành mạch và tiểu thể não, từ đó giảm thiểu nguy cơ gây đột quỵ.

Thanh Tuyền

Thực phầm chức năng Hoạt Huyết Nam Dược chứa thành phần chính là Huyết Sâm, giúp hoạt huyết, bổ huyết, lưu thông tuần hoàn máu, hỗ trợ điều trị rối loạn tiền đình, hạn chế đau đầu, chóng mặt, mất ngủ, ngăn ngừa tai biến mạch máu não.

THÀNH PHẦN: Mỗi viên nang chứa:

Huyết sâm .....500 mg; Đinh lăng ....500 mg

Ngưu tất..... 200 mg; Địa long….100 mg

Đương quy..... 150 mg; Thục địa .... 150 mg

Bạch thược.....150 mg; Toan táo nhân...100 mg

Viễn chí.....100 mg; Xuyên khung....100 mg; Tinh bột, talc, magnesi stearat vừa đủ 1 viên

CÔNG DỤNG:

- Bổ huyết, hoạt huyết, an thần, giúp lưu thông tuần hoàn máu tới não và các cơ quan.

- Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị thiểu năng tuần hoàn não, thiếu máu đến não và các chi, rối loạn tiền đình gây ra đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, suy giảm trí nhớ, mất ngủ, ngủ không sâu giấc. Giúp giảm đau mỏi vai gáy, tê bì chân tay.

- Phòng ngừa hình thành cục máu đông, nghẽn mạch, nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não.

THÀNH PHẦN: Mỗi viên nang chứa:

Tư vấn: 1900.636468 hoặc 04.3995.3901, website: namduoc.vn

GPQC: Sô 10479/2014/ATTP-XNCB.

Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.