Dinh dưỡng lành cho trẻ khôn lớn

Mặc dù có gương mặt rất sáng nhưng vóc dáng của 20 em học sinh tiểu học (Bắc Giang) nhận học bổng tại buổi lễ Công bố chương trình “Dinh dưỡng lành cho trẻ khôn lớn 2016” ngày 23.8 vừa qua do Quỹ khuyến học sữa đậu nành Việt Nam tổ chức đều có 1 điểm chung là quá nhỏ bé so với độ tuổi. Đáng nói, đây cũng là thực trạng chung của Việt Nam khi chiều cao trung bình hiện chỉ hơn Lào, gần bằng Philippines, còn lại thua tất cả các nước trong khu vực Đông Nam Á. Vậy nguyên nhân do đâu và có cách nào khắc phục?

“Lỗ hổng” lớn trong dinh dưỡng

Từ một quốc gia có tới hơn 50% trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, thấp còi, sau 30 năm nỗ lực, tỉ lệ này tại Việt Nam đã giảm chỉ còn 15% - 25%. Tuy nhiên, đáng nói là tỉ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân và thấp còi ở vùng sâu vùng xa đang cao hơn so với trung bình (hơn 30%).

Trong khi đó, tỉ lệ thừa cân, béo phì đã xuất hiện và gia tăng nhanh ở các thành phố lớn. Chỉ sau 15 năm, tỉ lệ này đã tăng tới gần 10 lần (từ 0,6% lên xấp xỉ 6%).

Theo PGS.TS Lê Bạch Mai – Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, “gánh nặng kép” này đã phản ánh ngày càng rõ nét lỗ hổng trong kiến thức về dinh dưỡng hợp lý, cân đối cho trẻ trong từng gia đình và nơi trường học.

Trên thực tế, một nghiên cứu Y-Xã hội học cho thấy có tới 30% bà mẹ có con bị thừa cân mà không biết là con mình thừa cân; 15% vẫn mong con mình tiếp tục tăng cân, nhiều bà mẹ muốn con dư cân, béo khoẻ để có thể lực cho phát triển và dự phòng những lúc trẻ ốm.

Trong khi đó, ở nông thôn, do kiến thức và điều kiện kinh tế, trẻ không chỉ ít được tiếp cận với những nguồn dinh dưỡng phù hợp mà dinh dưỡng trong chế độ ăn hằng ngày cũng rất hạn chế. Khảo sát cho thấy, khẩu phần ăn của trẻ em lứa tuổi tiểu học chưa đáp ứng cả về số lượng và chất lượng.

Điều tra khẩu phần ăn của trẻ từ 6-11 tuổi tại 6 tỉnh thành cho thấy: khẩu phần năng lượng chỉ đạt khoảng 76% nhu cầu đề nghị, khẩu phần canxi rất thấp (chỉ đạt khoảng 50% nhu cầu khuyến nghị) khẩu phần sắt chỉ đạt khoảng 54-68% nhu cầu khuyến nghị, khẩu phần vitamin A chỉ đạt khoảng 43-54% nhu cầu khuyến nghị.

Cải thiện dinh dưỡng từ ly sữa đậu nành mỗi ngày

Với trẻ tiểu học, chế độ dinh dưỡng lúc này phụ thuộc vào 2 yếu tố: gia đình và nhà trường.

Theo kinh nghiệm ở các nước phát triển như Mỹ, Anh, Nhật, chương trình bữa ăn học đường đã góp phần cải thiện thể lực và trí lực của học sinh. Các nước này đều có những quy định rất cụ thể về tiêu chuẩn dinh dưỡng, điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm giúp cho trẻ phát triển tối đa cả về thể chất và tinh thần.

Một trong những nguyên tắc khi xây dựng chế độ ăn ở độ tuổi tiểu học là cân đối đủ 4 nhóm dinh dưỡng và đặc biệt luôn có kèm 1 chai/hộp sữa.

Hiểu rõ tầm quan trọng của chế độ dinh dưỡng học đường, nhiều năm qua, các dự án “Sữa học đường” đã liên tục được triển khai tại Việt Nam, trong đó đáng chú ý chương trình “Dinh dưỡng lành cho trẻ lớn khôn 2016”do Quỹ khuyến học Sữa đậu nành Việt Nam thực hiện . Với ngân sách ban đầu 10 tỷ đồng do Công ty sữa đậu nành Việt Nam Vinasoy tài trợ, học kỳ 1 năm học 2016-2017 chương trình dự kiến trao 2,2 triệu ly sữa đậu nành Fami Kid cho khoảng 26.400 trẻ tiểu học trên 8 tỉnh: Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Hải Dương, Hưng Yên, Yên Bái, Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Ngãi. Đây là nỗ lực tiếp nối hành trình mang dinh dưỡng lành vì thế hệ trẻ em Việt nam mà Vinasoy đã tâm huyết thực hiện từ nhiều năm trước đây cùng Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ và Hội chữ thập đỏ Hoa kỳ trong chương trình “Dinh dưỡng học đường” suốt giai đoạn 2001-2008.

Ông Võ Thành Đàng - Chủ tịch hội đồng Quản lý Quỹ khuyến học sữa đậu nành Việt Nam trao bảng tượng trưng 2,2 triệu suất sữa cho bà Đào Hồng Lan – Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh & Xã hội
Ông Võ Thành Đàng - Chủ tịch hội đồng Quản lý Quỹ khuyến học sữa đậu nành Việt Nam trao bảng tượng trưng 2,2 triệu suất sữa cho bà Đào Hồng Lan – Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh & Xã hội

Ông Ngô Văn Tụ - Giám đốc Quỹ khuyến học sữa đậu nành Việt Nam, giám đốc điều hành Vinasoy cho biết “ Từ những kết quả tích cực của chương trình Dinh dưỡng học đường mà chúng tôi thấu hiểu được tầm quan trọng của chế độ dinh dưỡng đặc biệt là lợi ích mà dinh dưỡng đậu nành có thể mang lại với sự phát triển của trẻ đặc biệt là trẻ em vùng sâu vùng xa, còn nhiều thiếu thốn, chính vì vậy mà chúng tôi tâm huyết phải tiếp tục thực hiện chương trình ở quy mô rông hơn để ngày càng nhiều em học sinh có thể thụ hưởng được nguồn dinh dưỡng lành từ đậu nành và phát triển khôn lớn”

Ông Ngô Văn Tụ, Giám đốc Quỹ khuyến học Sữa đậu nành Việt Nam – Giám đốc điều hành Vinasoy trao tặng những suất học bổng cho các em học sinh tỉnh Bắc Giang
Ông Ngô Văn Tụ, Giám đốc Quỹ khuyến học Sữa đậu nành Việt Nam – Giám đốc điều hành Vinasoy trao tặng những suất học bổng cho các em học sinh tỉnh Bắc Giang

Bại buổi lễ công bố chương trình ngày 23.8 vừa qua tại Hà Nội, PGS.TS Lê Bạch Mai – Phó viện trưởng viện dinh dưỡng quốc gia, cũng đánh giá cao sự phù hợp và những lợi ích mà dinh dưỡng đậu nành đối với sự phát triển của trẻ em, trong đó đậu nành là thực phẩm thực vật duy nhất có hàm lượng đạm cao và hoàn chỉnh (chiếm 33-38% thành phần hạt đậu nành với đầy đủ các loạit axit amin thiết yếu giàu axit béo không no cần thiết cho sự phát triển trí não, đặc biệt không chứa cholesterol rất tốt cho sức khỏe tim mạch). Đặc biệt, đậu nành cũng chứa nhiều chất vi lượng tốt cho sự phát triển thể chất và trí não của trẻ như canxi, isoflavone (tốt cho sự hình thành xương), mangan (tạo mô liên kết xương và cần cho hoạt động của não bộ).… Nhờ vậy, dinh dưỡng đậu nành không chỉ đáp ứng nhu cầu cho sự phát triển cân bằng của trẻ ở giai đoạn thiếu niên mà còn là nguồn dinh dưỡng lành mạnh tốt cho sức khoẻ về lâu dài.

Chương trình “Dinh dưỡng lành cho trẻ khôn lớn” của Quỹ khuyến học sữa đậu nành Việt Nam đã nhận được sự ủng hộ và đánh giá cao từ phía Bộ Lao động thương binh và xã hội, Bộ giáo dục và đào tạo vì không chỉ mang tính xã hội nhân đạo mà còn mang tính giáo dục cao.

Được biết, ngoài việc được tiếp cận nguồn dinh dưỡng lành mạnh, trong chương trình “ Dinh dưỡng lành cho trẻ khôn lớn 2016”, các em học sinh tiểu học còn được tham gia nhiều hoạt động giáo dục vui chơi bổ ích trong nhà trường để được trang bị những kiến thức về dinh dưỡng học đường, từ đó giúp nâng cao nhận thức, phát triển toàn diện về dinh dưỡng – sức khoẻ.

Vân Hà