1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

Điều trị đau mạn tính bằng nọc độc nhện

(Dân trí) - Các nhà nghiên cứu đã xác định được 7 hợp chất trong nọc nhện có thể dùng để điều trị cho những người bị đau mạn tính.

Điều trị đau mạn tính bằng nọc độc nhện

Đau mạn tính ảnh hưởng đến 1/5 dân số thế giới, và tạo ra gánh nặng lớn về kinh tế - với chi phí gần 600 tỷ đô la/năm - lớn hơn cả chi phí của ung thư, tiểu đường và đột quị cộng lại. Không như đau cấp tính, có thể xảy ra ngay do thương tích hoặc bệnh nhưng thương sẽ hết, đau mạn tính diễn ra dai dẳng, thường dưới dạng đau lưng, đau đầu, hoặc đau khớp.

Vậy nọc nhện có gì đặc biệt? Có khoảng 45.000 loài nhện trên thế giới, phần lớn có nọc được cấu tạo từ hàng trăm hoặc hàng nghìn phân tử protein; và một số trong những phân tử này có thể ức chế hoạt động thần kinh. Nhưng mãi tới gần đây, chất lượng của tất cả những hợp chất này vẫn chưa thực sự được nghiên cứu, cũng như khả năng ứng dụng của chúng trong y học. Tuy nhiên, hóa ra là nhiều hợp chất này có thể dùng để điều trị những bệnh như loạn dưỡng cơ hoặc đau mạn tính – và có thể là cả những bệnh khác.

Một ước tính dè dặt cho thấy có khoảng 9 triệu peptid nọc nhện, và cho đến nay người ta mới mới chỉ khai phá được 0,01% kho thuốc khổng lồ này.

Các nhà nghiên cứu thuộc Viện Sinh học phân tử, trường Đại học Queensland đã thiết kế một hệ thống có thể kiểm tra các hợp chất trong nọc nhện khá nhanh chóng. Họ đã sàng lọc nọc độc từ 206 loài nhện khác nhau, và thấy rằng ít nhất 40% số nọc được cấu tạo từ ít nhất một hợp chất phong bế kênh Nav1.7, có liên quan với đau và viêm ở người. 7 hợp chất rất có triển vọng và một hợp chất đặc biệt mạnh, và cũng có độ ổn định về hóa học, nhiệt và sinh học (là những đặc tính cần thiết khi điều chế thuốc mới).

Nọc độc nhện từng được nghiên cứu về các ứng dụng của nó trong điều trị. Ví dụ, năm 2012 các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu về khả năng sử dụng nọc nhện để điều trị loạn dưỡng cơ – nhưng chưa triển khai được nhiều. Để phát triển một thuốc hoặc trị liệu có hợp chất từ nọc nhện, sẽ cần một thời gian nữa trước khi có thể thử nghiệm trên lâm sàng.

Cẩm Tú

Theo Medical Daily

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm