Đề án “Sữa học đường”: Rất cần sự đồng thuận

(Dân trí) - Ông Nguyễn Trọng An, Phó Cục trưởng Cục chăm sóc trẻ em, Bộ lao động thương bình xã hội, đơn vị chủ trì chương trình Sữa học đường đã trả lời gần 20 câu hỏi của độc giả trong buổi tọa đàm ““Sữa học đường” - Chung tay vì tương lai Việt”.<br><a href='http://dantri.com.vn/tu-van/toa-dam-sua-hoc-duong-chung-tay-vi-tuong-lai-viet-808240.htm'><b>&nbsp;>>&nbsp; Mời bạn theo dõi buổi Tọa đàm tại đây</b></a>

Mời bạn đọc đặt câu hỏi TẠI ĐÂY
Việt Nam nằm trong danh sách có tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em thấp còi cao nhất thế giới

Việt Nam nằm trong danh sách có tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em thấp còi cao nhất thế giới

Thanh Mai, Email: thanhmaijc…@yahoo.com

Ông Nguyễn Trọng An, Phó Cục trưởng Cục chăm sóc trẻ em, Bộ lao động thương bình xã hội, đơn vị chủ trì chương trình Sữa học đường
 
Thanh Mai, Email: thanhmaijc…@yahoo.com

Gần đây tôi có nghe nói Việt Nam sẽ triển khai chương trình Sữa học đường. Xin ông có thể cho biết: Thế nào là Sữa học đường? Chương trình Sữa học đường có gì khác so với các chương trình dinh dưỡng hiện hay đang triển khai trong các nhà trường hiện nay không? Xin cảm ơn ông!

BS. Nguyễn Trọng An, Phó Cục trưởng Cục chăm sóc trẻ em, Bộ lao động thương bình xã hội, đơn vị chủ trì chương trình Sữa học đường:
 
Chương trình Sữa học đường là một chương trình hỗ trợ dinh dưỡng cho trẻ em trong hệ thống trường học các cấp, trong đó Sữa là nguyên liệu dinh dưỡng chính để bổ sung cho trẻ. Tuy nhiên trên thực tế tại một số nước và ngay tại Việt Nam, có thể mở rộng đối tượng được uống sữa là trẻ em bị suy dinh dưỡng tại cộng đồng, trong đó có thể các em bé này không phải là học sinh trong các trường học.

Như vậy, nếu các chương trình dinh dưỡng triển khai trong các nhà trường nhưng nguyên liệu dinh dưỡng chính không phải là sữa mà là mỳ tôm, bánh quy, bánh bột dinh dưỡng... thì không gọi là Chương trình Sữa học đường.
 
Lan Hương, Email: Huonglan…@gmail.com:
 
Tôi hiện đang học cao học tại Thái Lan và hiện tôi cũng đang nghiên cứu về vấn đề dinh dưỡng trong trường học tại Việt Nam. Mr. An có thể cho tôi biết hiện nay đề án Sữa học đường của Việt nam đã được triển khai hay chưa? Và nếu có rồi thì sẽ triển khai như thế nào?

 
BS. Nguyễn Trọng An, Phó Cục trưởng Cục chăm sóc trẻ em, Bộ lao động thương bình xã hội, đơn vị chủ trì chương trình Sữa học đường:
 
Đề án Sữa học đường của Việt Nam đang ở giai đoạn cuối cùng (xin ý kiến thẩm định) trong quá trình hoàn thiện đệ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Tuy nhiên để Đề án này có tính khả thi và đem lại kết quả, Cục Bảo vệ chăm sóc Trẻ em đã dựa trên kết quả của Chương trình thử nghiệm do Vụ trẻ em trước đây đã tiến hành trong 3 năm (2004-2006) Hỗ trợ Sữa học đường cho Trẻ em tiểu học tại 2 huyện nghèo của tỉnh Đắk Nông cùng với kinh nghiệm triển khai Chương trình của Thái Lan và Trung Quốc.
 
Do vậy, sau khi được phê duyệt, Chương trình sẽ triển khai theo cơ chế xã hội hóa. Khuyến khích sự tham gia của các tổ chức xã hội, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đối với việc thực hiện Chương trình. Ngân sách Nhà nước ưu tiên hỗ trợ cho trẻ em vùng nghèo, vùng khó khăn.
 
Thanh Thủy, Email: thuytt…@yahoo.com:

 
Hiện nay con tôi đang học trường mẫu giáo và hàng ngày chúng tôi vẫn phải gửi sữa cho cô giáo, nhờ cô giáo cho con uống, mỗi gia đình một loại sữa khác nhau. Xin cho tôi hỏi, nếu có chương trình Sữa học đường thì các con sẽ được uống sữa gì và được uống bao nhiêu lần/ngày?

 
BS. Nguyễn Trọng An, Phó Cục trưởng Cục chăm sóc trẻ em, Bộ lao động thương bình xã hội, đơn vị chủ trì chương trình Sữa học đường:

Trong Dự thảo Đề án Sữa học đường đã đề xuất toàn bộ trẻ em lứa tuổi mầm non (nhà trẻ và mẫu giáo) và tiểu học trên toàn quốc, đặc biệt trong đó có gần 500 nghìn trẻ em tại các huyện nghèo nhất (Nghị quyết 30a) mỗi ngày sẽ được uống từ 200ml-220ml sữa bò tươi (sữa nước) có chất lượng và an toàn chia làm 2 lần trong ngày, nhằm hỗ trợ cải thiện tình trạng sức khỏe và dinh dưỡng.
 
Phạm Văn Thắng - Email: phamvanthang54@gmail.com

 
Việt nam đâu có sữa vì chủ yếu là sữa nhập ngoại? Nguồn sữa nào cung cấp cho trẻ em “sữa học đường”. Nhập sữa mới đạt các tiêu chuẩn chất lượng, mới có nhiều... nhưng đắt lắm sao đủ để cho các cháu? Nên chăng có những loại thực phẩm hữu cơ khác như hạt đậu Hà Lan, đậu Chick peas giàu dinh dưỡng thay thế sữa???.
 
BS. Nguyễn Trọng An, Phó Cục trưởng Cục chăm sóc trẻ em, Bộ lao động thương bình xã hội, đơn vị chủ trì chương trình Sữa học đường:

Chương trình Sữa học đường là một chương trình hỗ trợ dinh dưỡng cho trẻ em trong hệ thống trường học các cấp, trong đó Sữa là nguyên liệu dinh dưỡng chính để bổ sung cho trẻ. Sản phẩm sữa bò tươi (sữa nước) có chất lượng và an toàn là phù hợp nhất với chương trình.

Như vậy, nếu các chương trình dinh dưỡng triển khai trong các nhà trường nhưng nguyên liệu dinh dưỡng chính không phải là sữa mà là mỳ tôm, bánh quy, bánh bột dinh dưỡng.v.v. thì không gọi là Chương trình Sữa học đường.

 
Trẻ em trong 8 năm đầu, đặc biệt là 3 năm đầu đời nếu được uống sữa (ăn sữa bổ sung từ tháng thứ 7 trở đi và tiếp tục duy trì khoảng 200-300ml sữa mỗi ngày)thì chắc chắn sẽ cải thiện chiều cao. Vì sữa là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng rất cao và khả năng hấp thu canxi từ sữa đạt mức tối đa do sự cân đối giữa các chất khoáng trong sữa.

Hồng Long, Longhn…@yahoo.com:

Bác sĩ An có thể cho chúng tôi biết những đối tượng nào được coi là đối tượng chính được thụ hưởng Sữa học đường?

BS. Nguyễn Trọng An, Phó Cục trưởng Cục chăm sóc trẻ em, Bộ lao động thương bình xã hội, đơn vị chủ trì chương trình Sữa học đường:
 
Đối tượng trực tiếp của Chương trình là trẻ em lứa tuổi mầm non (nhà trẻ và mẫu giáo) và tiểu học được uống sữa. Ngoài ra, các thầy cô giáo mầm non, tiểu học và các bậc cha mẹ là đối tượng gián tiếp được thụ hưởng thông qua truyền thông nâng cao kiến thức và giáo dục các kỹ năng dinh dưỡng,chăm sóc sức khỏe trẻ em.

Hùng, Email: Tranvanhung…@gmail.com

Thưa ông An, ông có thể cho biết sản phẩm sữa nào là phù hợp với chương trình Sữa học đường?


BS. Nguyễn Trọng An, Phó Cục trưởng Cục chăm sóc trẻ em, Bộ lao động thương bình xã hội, đơn vị chủ trì chương trình Sữa học đường:
 
Sản phẩm sữa bò tươi (sữa nước) có chất lượng và an toàn là phù hợp nhất với chương trình. Khi thảo luận và xin ý kiến góp ý của các Bộ ngành, đã có ý kiến cho rằng nên dùng sữa bột, chất lượng vừa cao mà khối lượng lại thấp, tiện lợi cho việc vận chuyển và bảo quản. Tuy nhiên họ không biết rằng, nếu sử dụng sữa bột thì nguy cơ mất an toàn (gây đau bụng, tiêu chảy, ngộ độc…) rất cao vì sữa bột thì phải dùng nước để pha trẻ mới uống được, ở các vùng nông thôn, đặc biệt vùng nghèo, vùng sâu… chúng ta không thể kiểm soát được nguồn nước, không biết các bậc cha mẹ, các thầy cô giáo hoặc bản thân trẻ dùng loại nước gì để pha sữa. Rất nguy hiểm!
 

Thu Hằng, Email: Thuhangle…. @gmail.com



Thu Hằng, Email: Thuhangle…. @gmail.com

 
Hiện nay tôi có được biết thông tin là người Việt chúng ta hiện có chiều cao thấp nhất khu vực, nhưng cũng ở Việt Nam, giá sữa nói chung (cả sữa tươi và sữa bột) đều ở mức cao trên thế giới. Bác sĩ An có thể đưa ra nhận xét gì vể tỷ lệ nghịch này hiện nay?

 
BS. Nguyễn Trọng An, Phó Cục trưởng Cục chăm sóc trẻ em, Bộ lao động thương bình xã hội, đơn vị chủ trì chương trình Sữa học đường:
 
Bạn nói đúng, hiện nay trẻ em Việt Nam có tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi chiếm gần 1/3, thanh niên Việt nam tuổi trưởng thành có chiều cao thấp hơn thanh niên cùng lứa trong khu vực.
 
Cụ thể, chiều cao trung bình của nam thanh niên chỉ đạt 163,7cm, thấp hơn 13,1cm so với chuẩn. Chiều cao trung bình của nữ là 153cm, kém so với chuẩn là 10,7cm.Riêng giá sữa cao thì chưa hoàn toàn chính xác. Tôi được biết các loại sữa bột Công thức dùng cho trẻ nhỏ thì cao,nếu là sữa nhập ngoại thì giá còn cao hơn nữa. Nhưng nếu là sữa nguyên kem, toàn phần thì giá thấp hơn, sữa nội thì còn thấp nữa, mà chúng ta cần biết rằng trẻ lớn trên 36 tháng tuổi thì dùng loại sữa này vừa phù hợp vừa kinh tế hơn.

 
Nhận xét về câu chuyện tỷ lệ này là do bạn so sánh với thu nhập của công nhân, công chức Việt Nam mà thôi, do người lao động chân chính của chúng ta hưởng đồng lương quá thấp (trung bình 2,5 - 4 triệu VND/tháng ~130-200 USD/ tháng).

 
Chứ nếu bạn so với mức thu nhập của nhân viên người Việt làm việc tại các Tổ chức quốc tế hoặc công ty nước ngoài tại Việt Nam ( trung bình: 700-1.500 USD/tháng) nếu nhân viên là người nước ngoài thì thu nhập còn cao hơn nhiều… bạn còn nói rằng so sánh với thế giới nữa thì chắc là không có bị tỷ lệ nghịch đâu.
 
Nguyễn Hương, Email: Huong38…@yahoo.com

 
Tôi có 2 con nhỏ và rất quan tâm đến vấn đề chiều cao của các con. Tôi tìm hiểu nhiều trên các phương tiện truyền thông cũng thấy rằng, trẻ được uống sữa nhiều cũng có thể cải thiện chiều cao. Điều đó có chính xác không ạ?

 
BS. Nguyễn Trọng An, Phó Cục trưởng Cục chăm sóc trẻ em, Bộ lao động thương bình xã hội, đơn vị chủ trì chương trình Sữa học đường:

Điều đó chính xác, trẻ em trong 8 năm đầu, đặc biệt là 3 năm đầu đời nếu được uống sữa (ăn sữa bổ sung từ tháng thứ 7 trở đi và tiếp tục duy trì khoảng 200-300ml sữa mỗi ngày) thì chắc chắn sẽ cải thiện chiều cao. Vì sữa là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng rất cao và khả năng hấp thu canxi từ sữa đạt mức tối đa do sự cân đối giữa các chất khoáng trong sữa. Điều này đã được nhiều nhà khoa học quốc tế chứng minh và được các chuyên gia dinh dưỡng trong nước và quốc tế khuyến cáo.

Ngọc Hà, Ngoc19…@yahoo:

 
Tôi là phụ huynh có con đang học mẫu giáo tại TP. Vũng Tàu. Con tôi đi học là được uống sữa tại trường, 3 lần/ tuần. Tôi thấy đây là một chủ trương rất tốt của thành phố và tôi nghe nói chỉ có ở mầm non. Tôi muốn hỏi tại sao không triển khai chương trình uống sữa này đến các con học tiểu học vì thực tế, các con ở trường tiểu học cũng rất cần đến sữa?

 
BS. Nguyễn Trọng An, Phó Cục trưởng Cục chăm sóc trẻ em, Bộ lao động thương bình xã hội, đơn vị chủ trì chương trình Sữa học đường:
 
Năm 2013, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tầu bắt đầu triển khai giai đoạn hai của chương trình Sữa học đường với tổng kinh phí dự kiến là 113 tỷ đồng, nhằm cung cấp sữa miến phí cho hơn 270.000 trẻ em trên toàn tỉnh trong suốt 5 năm (2012-2016).

 
Theo đó, trẻ em tại 100% trường mầm non đều được uống sữa miễn phí 2 lần/tuần trong mỗi năm học (9 tháng).Các trẻ em 3-5 tuổi suy dinh dưỡng ngoài cộng đồng sẽ được uống sữa miễn phí 4 lần/tuần trong cả năm.Đúng như bạn nói trẻ em tiểu học cũng cần được uống sữa.
 
Tuy nhiên, có lẽ do hạn chế về nguồn kinh phí không đủ mở rộng đối tượng, hoặc cần tập trung cho nhóm trẻ có nguy cơ suy dinh dưỡng cao đó là trẻ dưới 5 tuổi, cho nên chủ trương của Thành phố mới chỉ có Chương trình ở trẻ em tuổi mầm non.
 

Vân Hà Email: Cloudy38…@gmail.com

Ông Nguyễn Trọng An cho biết sẽ có khoảng 2 triệu trẻ em, trong đó tập trung cho gần 500 nghìn trẻ em lứa tuổi mầm non (nhà trẻ và mẫu giáo) và tiểu học tại các huyện nghèo nhất mỗi ngày sẽ được uống sữa.

Vân Hà Email: Cloudy38…@gmail.com

 
Tôi hiện công tác trong ngành giáo dục tại một tỉnh miền núi phía Bắc. Phải nói là điều kiện sinh sống của đồng bào ở đây rất khó khăn, ăn cho đủ bữa còn khó chứ đừng nói gì đến uống sữa. Nhưng thi thoảng có đoàn cứu trợ mang đến cho các cháu vài hộp sữa, quả thực rất quý giá và các cháu thực sự rất thích uống sữa. Tôi muốn hỏi bác sĩ An là liệu có thể có chương trình Sữa học đường cho trẻ em ở vùng cao không, chỉ cần 1 lần/ tuần cũng là tốt lắm rồi ạ. Xin cảm ơn bác sĩ.

 
BS. Nguyễn Trọng An, Phó Cục trưởng Cục chăm sóc trẻ em, Bộ lao động thương bình xã hội, đơn vị chủ trì chương trình Sữa học đường:
 
Thưa bạn, theo nội dung hoạt động của Chương trình, giai đoạn đầu 2014-2017 sẽ có khoảng 2 triệu trẻ em, trong đó tập trung cho gần 500 nghìn trẻ em lứa tuổi mầm non (nhà trẻ và mẫu giáo) và tiểu học tại các huyện nghèo nhất mỗi ngày sẽ được uống từ 200ml-220ml sữa tươi (sữa nước) có chất lượng và an toàn nhằm hỗ trợ cải thiện tình trạng sức khỏe và dinh dưỡng. Như vậy, địa bàn vùng cao khó khăn mà bạn nói chắc là sẽ nằm trong vùng triển khai của Chương trình ngay trong giai đoạn đầu.

 
Hồng Hải Email: haiha…@yahoo.com

 
Trên thế giới hiện nay có rất nhiều quốc gia có chương trình Dinh dưỡng Quốc gia, can thiệp mạnh vào vấn đề dinh dưỡng học đường nhằm cải thiện tầm vóc cho trẻ em và họ đã gặt hái được kết quả là tầm vóc cao, khỏe của thanh niên đến tuổi trưởng thành. Tại sao chúng ta không tham khảo và tìm hiểu ngay các chương trình của các nước bạn như Thái Lan, Nhật Bản… để ứng dụng vào nước ta?
 
BS. Nguyễn Trọng An, Phó Cục trưởng Cục chăm sóc trẻ em, Bộ lao động thương bình xã hội, đơn vị chủ trì chương trình Sữa học đường:
 
Điều đó đúng và để xây dựng Đề án Sữa học đường này của Việt Nam, chúng tôi đã tham khảo kinh nghiệm của nhiều nước đã triển khai thành công được báo cáo kết quả trong Hội nghị Quốc tế về Sữa học đường tại Vũng Tầu 2010.

 
Đặc biệt tháng 6 năm 2013 vừa qua, chúng tôi đã mời Giáo sư Krasid Tontisirin, Trường Đại học Mahidol Thai Lan- nguyên Giám đốc Nhóm dinh dưỡng và bảo vệ người tiêu dùng của Tổ chức Nông lương Thế giới (FAO) -Tác giả của Chương trình Sữa học đường của Thái Lan đến Hà Nội trình bầy kinh nghiệm và góp ý cho việc hoàn thiện Đề án.

Trần Lợi, Email: loitranvan… @yahoo.com

Theo tôi được biết có rất nhiều quốc gia trên thế giới, trong có có các nước châu Á, Đông Nam Á cũng đã triển khai thành công chương trình Sữa học đường. Theo ông Nguyễn Trọng An, chúng ta có thể học được những bài học của các quốc gia đó?


BS. Nguyễn Trọng An, Phó Cục trưởng Cục chăm sóc trẻ em, Bộ lao động thương bình xã hội, đơn vị chủ trì chương trình Sữa học đường:

Đúng vậy và chúng ta có thể học được những bài học thành công của họ để triển khai Đề án Sữa học đường ở Việt Nam. Tuy nhiên như bạn biết đấy, điều kiện nước ta đang gặp khó khăn đặc biệt là thiếu về Tài chính và nguồn cung cấp sữa, do vậy Đề án chưa tạo được sự đồng thuận cao để trình Thủ tướng phê duyệt vào năm 2013. Bên cạnh đó còn một bài học lớn nữa, đó là cần phải học tập về sự cam kết mạnh mẽ của người lớn (bao gồm cả các nhà lãnh đạo và các bậc cha mẹ) trong việc đầu tư dinh dưỡng cho thế hệ tương lai của đất nước.

Ngọc Yến, Email: Yennn…@gmail.com

 
Tôi đọc báo và được biết là chúng ta chưa thể triển khai được chương trình Sữa học đường vì còn thiếu kinh phí. Thưa ông Nguyễn Trọng An, chương trình Sữa học đường cần bao nhiêu tiền mỗi năm và làm thế nào có thể huy động được nguồn kinh phí đó trong hoàn cảnh kinh tế còn khó khăn như hiện nay?
 
BS. Nguyễn Trọng An, Phó Cục trưởng Cục chăm sóc trẻ em, Bộ lao động thương bình xã hội, đơn vị chủ trì chương trình Sữa học đường:

Theo tính toán của chúng tôi, tổng kinh phí đến năm 2020 khoảng 210.000 tỷ đồng. Kinh phí thực hiện chương trình được bố trí trong dự toán ngân sách của các Bộ, ngành, địa phương theo phân cấp của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn; vận động từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật; lồng ghép với các Chương trình Mục tiêu Quốc gia trên địa bàn.

Trung Dũng, Email: hero…@gmail.com

 
Tôi thấy ở Bắc Ninh quê tôi, các phụ huynh mỗi tháng đóng cho các con khoảng 25.000đ thì ngày nào đi học các con cũng được uống sữa. Cô giáo của con giải thích rằng đây là kinh phí của tỉnh và một số doanh nghiệp sữa cũng đóng góp để các con được uống sữa. Đây là một kinh nghiệm xin được chia sẻ để các tỉnh khác có thể học tập
 
BS. Nguyễn Trọng An, Phó Cục trưởng Cục chăm sóc trẻ em, Bộ lao động thương bình xã hội, đơn vị chủ trì chương trình Sữa học đường:

Đúng vậy, đây là bài học tốt cho các tỉnh vì phương châm là tăng cường xã hội hóa thực hiện Chương trình cho trẻ em nầm non, tiểu học. Khuyến khích sự tham gia của các tổ chức xã hội, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đối với việc thực hiện Chương trình.

Thiên Tú, Email: skygood…@gmail.com

 
Tôi quan sát trên thị trường có rất nhiều loại sữa. Là người tiêu dùng, tôi cũng còn chưa phân biệt được hết chất lượng, loại sữa nào phù hợp với các con theo mỗi lứa tuổi. Vậy xin bác sĩ Trọng An có thể giải thích cho chúng tôi về quy chuẩn của các loại sữa hiện nay và loại sữa nào là quy chuẩn cho chương trình Sữa học đường?
 
BS. Nguyễn Trọng An, Phó Cục trưởng Cục chăm sóc trẻ em, Bộ lao động thương bình xã hội, đơn vị chủ trì chương trình Sữa học đường:
 
Về quy chuẩn sữa cho trẻ em thì toàn bộ các quốc gia thế giới đều tuân theo quy định của Uỷ ban Tiêu chuẩn Thực phẩm Quốc tế (CODEX), Tổ chức Y tế thế giới (WHO CODE). Năm 2012, Bộ Y tế Việt Nam đã dựa vào đó để ban hành các Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về các sản phẩm dinh dưỡng công thức cho trẻ em. Tuy nhiên trong Chương trình Sữa học đường, vì trẻ em ở độ tuổi Mầm non và tiểu học sẽ dùng Sữa bò tươi, sữa nước hoặc sữa bò hoàn nguyên.
 

Trang Ngân, Email: Golden…@yahoo.com

 

Thưa bác sĩ An, sữa là một trong những loại thực phẩm dễ bị nhiễm khuẩn nhất. Nếu triển khai chương trình Sữa học đường thì vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm sẽ được thực hiện như thế nào?

 
BS. Nguyễn Trọng An, Phó Cục trưởng Cục chăm sóc trẻ em, Bộ lao động thương bình xã hội, đơn vị chủ trì chương trình Sữa học đường:
 

Đúng vậy, vấn đề đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm là quan trọng nhất. Tuy đã là sữa đã được các công ty đóng trong hộp vô trùng hoặc thanh trùng, nhưng vẫn phải giám sát chặt chẽ từ khâu bảo quản tại Công ty, vận chuyển sữa đến kho của Nhà trường, cũng như đến khi trẻ được uống vào miệng đảm bảo sự  an toàn tuyệt đối để không có những vụ ngộ độc xảy ra.

 

Ông Nguyễn Trọng An trao đổi cùng phóng viên Dân trí về các câu hỏi của độc giả

Ông Nguyễn Trọng An trao đổi cùng phóng viên Dân trí về các câu hỏi của độc giả

 
Nguyễn Như Quỳnh, Email: Quynhn2…@gmail.com

 

Tôi thấy hiện nay rất nhiều các hãng sữa tại Việt nam cũng có triển khai phát sữa miễn phí hay hỗ trợ cho các cháu vùng sâu vùng xa, tại sao chúng ta không kết hợp với họ để từng bước triển khai đến trường học, như thế vừa đạt hiệu quả cho chương trình mà doanh nghiệp cũng đạt được mục tiêu quảng bá sản phẩm?

 
BS. Nguyễn Trọng An, Phó Cục trưởng Cục chăm sóc trẻ em, Bộ lao động thương bình xã hội, đơn vị chủ trì chương trình Sữa học đường:
 
Chương trình cũng sẽ có sự phối kết hợp này. Tuy nhiên bạn cần biết rằng, để cải thiện tình trạng dinh dưỡng của trẻ thông qua uống sữa thì trẻ phải được uống thường xuyên mỗi ngày từ 200ml trở lên tùy lứa tuổi và phải được uống liên tục ít nhất 3-4 tháng liền. Do vậy, để đảm bảo tính bền vững của Chương trình thì không phải doanh nghiệp nào cũng có thể cam kết được.

 

Tuấn PV, Email: TPV….@yahoo.com

 

Tôi thấy rõ ràng rằng để triển khai chương trình Sữa học đường, rất cần đến bàn tay của Nhà nước. Bởi vì ở các thành phố lớn , các em được uống sữa và trở thành thực đơn hàng ngày, nhưng ở vùng nông thôn và nhất la vùng sâu,  vùng xa bữa con còn thiếu thì nếu nhà nước không cấp phát miễn phí, trẻ em cũng chẳng thể có sữa để uống. Ông Nguyễn Trọng An có thể cho biết đã có chương trình Sữa học đường nào cho trẻ vùng sâu vùng xa chưa ạ?

 
BS. Nguyễn Trọng An, Phó Cục trưởng Cục chăm sóc trẻ em, Bộ lao động thương bình xã hội, đơn vị chủ trì chương trình Sữa học đường:
 
Ngoài  một số chương trình nghiên cứu, thử nghiệm mô hình thì Nhà nước chưa có chương trình Sữa học đường cho trẻ em vùng nghèo, vùng sâu, vùng xa.

Tuy nhiên thời gian qua, nhằm góp  phần vào mục tiêu giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng ở Việt Nam, từ tháng 6 năm 2008, Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam - Bộ LĐTBXH và Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã thành lập “Quỹ 1 triệu ly sữa cho trẻ em nghèo vùng sâu vùng xa”, tới tháng 3 năm 2009, quỹ đó tăng lên 6 triệu ly sữa cho hơn 48.000 trẻ em đang học tại các trường tiểu học và trẻ em mồ côi, khuyết tật, trẻ suy dinh dưỡng đang được nuôi dưỡng tại các Trung tâm Bảo trợ xã hội, các nhà mở, mái ấm tình thương, các Trung tâm phục hồi chức năng cho trẻ khuyết tật trong cả nước nhằm giúp các em được bổ sung sữa để có điều kiện phát triển bình thường như mọi trẻ em khác đồng thời khuyến khích các bậc cha mẹ quan tâm, chăm sóc, nâng cao sức khoẻ cho con em mình bằng việc cho trẻ uống sữa mỗi ngày.

 

Đăng Khôi, Email: Khôidt…@gmail.com

 

Thưa ông An, tại sao chương trình không bàn đến cơ chế đóng góp giữa các bên như là Nhà nước- Doanh nghiệp- Phụ huynh học sinh ? Tôi nghĩ nếu triển khai theo hướng này thì sẽ khả thi hơn vì nếu chỉ đặt gánh nặng kinh phí vào vai của Nhà nước, chắc chắn chúng ta sẽ phải chờ đợi rất lâu?

 
BS. Nguyễn Trọng An, Phó Cục trưởng Cục chăm sóc trẻ em, Bộ lao động thương bình xã hội, đơn vị chủ trì chương trình Sữa học đường:
 
Đúng vậy, hiện nay vấn đề bạn hỏi đã được đề cập trong dự thảo Đề án. Theo kế hoạch, chương trình này nếu được phê duyệt sẽ triển khai từ năm 2014-2020. Chúng ta cần phải biết rằng “Trẻ em là hôm nay” , các em không thể chờ đợi.  Tôi cũng đồng ý  rằng, tại những vùng nghèo nhất theo Nghị quyết 30a của Chính phủ thì nhà nước phải chịu trách nhiệm chính, bên cạnh đó là sự hỗ trợ của các doanh nghiệp và các quỹ nhân đạo. Địa phương chỉ có thể đảm đương được vấn đề bảo quản, phân phối và tuyên truyền giáo dục cho các bậc phụ huynh và trẻ em, xử lý vỏ hộp… Vì đây là những nơi có điều kiện kinh tế rất khó khăn, trình độ nhận thức của người dân còn hạn chế. Do đó, khả năng đóng góp của người dân là khó khả thi.

Do thời lượng chương trình có hạn nên chúng tôi xin tạm dừng buổi tọa đàm tại nay. Mọi thắc mắc xin gửi về hòm thư  suckhoe@dantri.com.vn

 Báo Dân trí