Đau dạ dày ở trẻ nhỏ – Không thể xem thường!

Viêm loét dạ dày không còn là căn bệnh hiếm gặp ở trẻ em và có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, khó lường.

Viêm loét dạ dày không chỉ ở người lớn!

Một bé trai 14 tuổi vào viện với tình trạng đau khắp bụng ngày thứ hai, nôn ói, không sốt. Gia đình em cho biết ngày trước bé đau lâm râm thượng vị, nôn, đi khám được chẩn đoán rối loạn tiêu hóa. Từ sáng, bé đau nhiều hơn nên đến bệnh viện. Khi khám, bụng bé gồng cứng, rất đau. Sau khi làm các xét nghiệm, bé được chẩn đoán: thủng dạ dày. Bé được phẫu thuật cấp cứu khâu lỗ thủng và điều trị 10 ngày thì khỏi bệnh. Bé được kiểm tra thấy nhiễm vi trùng H. Pylori (HP) ở dạ dày

Cực kì sai lầm nếu cho rằng bệnh viêm loét dạ dày chỉ gặp ở người lớn, vì có tới 2/3 số trẻ dưới 15 tuổi đau bụng do viêm loét dạ dày, tá tràng, chứ không phải chỉ bị rối loạn tiêu hóa hoặc đau bụng giun như các bố mẹ vẫn tưởng.

Nguyên nhân chính gây viêm loét dạ dày ở trẻ là do lây nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori khi dùng chung bát đũa hoặc do vệ sinh ăn uống kém, ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, đối với các trường hợp thủng dạ dày, tá tràng, nhiễm HP chỉ là yếu tố thuận lợi phát sinh bệnh. Ngoài ra trẻ đau dạ dày còn do học tập căng thẳng, xem tivi, chơi game quá nhiều, thức khuya, ăn nhiều thức ăn nhanh không đúng giờ giấc.

Đau dạ dày ở trẻ nhỏ – Không thể xem thường! - 1

Làm gì khi trẻ bị đau dạ dày?

Nếu trẻ bị đau dạ dày ở mức độ nhẹ bố mẹ có thể tự khắc phục ở nhà bằng một số biện pháp sau:

Một cốc trà chanh ấm kết hợp với vài giọt mật ong giúp cơ dạ dày thư giãn hơn

Một cốc sữa chua ngoài tác dụng nhuận tràng thì còn làm mát dạ dày, giúp giảm đau hiệu quả.

Đun sôi một thìa thì là với một chút nước sau đó để nguội ấm ấm cho một thìa cà phê mật ong vào uống như trà.

Cho trẻ uống nhiều nước để cân bằng nồng độ axit trong dạ dày của trẻ.

Tuy nhiên, nếu thấy trẻ bị đau bụng trên rốn thường xuyên, buồn nôn, nôn, biếng ăn, gầy sút hoặc cơn đau bụng cấp tính dữ dội cần phải cho trẻ đi khám nội soi ngay, tránh tình trạng phải cắt dạ dày để lại di chứng nặng nề, kém phát triển thể chất về sau.

Nhiều cha mẹ sợ nội soi sẽ làm con đau. Thực tế không phải vậy, trẻ được soi bằng ống soi mềm, nhỏ và sẽ được gây mê nên hoàn toàn không đau đớn. Có thể sử dụng phương pháp kiểm tra HP qua hơi thở để tìm nguyên nhân.

Nếu chẩn đoán bị viêm loét dạ dày, nhiễm HP thì phải cho trẻ dùng thuốc theo đơn của bác sĩ. Ngoài ra hạn chế cho trẻ xem tivi, chơi game có điều độ để phát triển trí não. Khuyến khích trẻ tập luyện thể thao để cơ thể có sức đề kháng với bệnh tật. Ăn nhiều rau quả, đủ chất dinh dưỡng, tránh thức khuya, ngủ đủ 8-10 giờ/ngày. Trò chuyện, gần gũi khi trẻ bị căng thẳng trong học tập. Đặc biệt, không mớm cơm cho con nhỏ để tránh lây nhiễm HP.

Sau mỗi đợt điều trị thuốc Tây, để bảo vệ niêm mạc dạ dày, ngăn ngừa viêm loét dạ dày tái phát, có thể cho trẻ sử dụng Nano Curcumin.

Nghiên cứu của các nhà khoa học Thái Lan tiến hành trên 45 bệnh nhân cho uống viên nang curcumin 300 mg, mỗi lần 2 viên, 5 lần trong 1 ngày. Kết quả cho thấy sau 4 tuần 48% không còn vết loét, sau 8 tuần là 72% và sau 12 tuần là 76%.

Hiện nay trên thế giới chỉ có 10 nước sản xuất thành công Nano Curcumin, trong đó CumarGold do Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ VN sản xuất từ củ nghệ vàng, được đánh giá đạt chất lượng tương đương các chế phẩm của Mỹ.

CumarGold đã được vinh danh Top 10 "Thương Hiệu Việt Nam Tin Dùng" 2014, 2015 do Hội Người tiêu dùng bình chọn.

Để được tư vấn thêm, độc giả vui lòng gọi Tổng đài miễn cước 1800.1796 hoặc truy cập website cumargold.vn

 

Đau dạ dày ở trẻ nhỏ – Không thể xem thường! - 2