Đái tháo đường: Cách hỗ trợ phòng và giảm tê bì chân tay nguy cơ loét bàn chân

(Dân trí) - Bộ Y tế dự báo đến năm 2040 Việt Nam có đến 6,1 triệu người bị đái tháo đường. Tại một bệnh viện tuyến Trung ương gần 60% trường hợp bị cắt cụt chi dưới do biến chứng của bệnh từ biểu hiệu ban đầu là tê bì chân tay.

Tại sao tê bì chân tay là biểu hiện đầu tiên của biến chứng thần kinh ở bệnh đái tháo đường (tiểu đường).

Theo Tiến sĩ Zonszein giám đốc Trung tâm tiểu đường thuộc Trung tâm Y Khoa Montefiore cho rằng:“Các dây thần kinh bị ảnh hưởng bởi bệnh đái tháo đường là những dây thần kinh dài nhất trong cơ thể, đi từ cột sống đến các ngón chân, đó là lí do vì sao bàn chân bị ảnh hưởng trước bàn tay”.

Trong hệ thống dây thần kinh, bao myelin có chức năng bảo vệ các sợi trục. Khi lượng đường trong máu tăng cao, kéo dài dẫn tới tổn thương các bao myelin, lâu dần gây thoái hóa sợi trục thần kinh. Đồng thời gây xơ vữa động mạch làm các mạch máu bị hẹp (tắc), dẫn đến giảm lưu thông máu tới chân.

Đái tháo đường: Cách hỗ trợ phòng và giảm tê bì chân tay nguy cơ loét bàn chân - 1
Đường huyết thường xuyên trên 7 phẩy gây tổn thương dây thần kinh và tắc mạch máu

Ban đầu người bệnh đái tháo đường thấy: chân đau cách hồi đi một lúc phải ngồi nghỉ cho đỡ đau mới có thể đứng dậy đi tiếp, nóng ran bỏng rát lòng bàn chân như đi trên than, có khi lại lạnh buốt các đầu ngón tay, ngón chân. Một số bác lại thấy tê bì chân tay như kim châm, kiến bò, khó đi lại, khó cầm nắm.

Nhiều bác nghĩ đây là các dấu hiệu của tuổi già và do các bệnh xương khớp tái phát như: thoái hóa cột sống, thoái hóa khớp,… Chỉ đến khi dùng nhiều thuốc xương khớp không đỡ, đi khám thì mới phát hiện ra biến chứng thần kinh ở đái tháo đường.

Nếu không chủ động điều trị sớm, để lâu tổn thương tiếp tục ảnh hưởng đến các sợi trục thần kinh. Khiến bàn chân, bàn tay có hiện tượng chuột rút về đêm. Quan sát kỹ thấy các cơ yếu và bị teo dần đi, mất cảm giác, da chân khô, ngứa, bong tróc từng lớp, xuất hiện các vết thâm tím ở bàn chân. Các biểu hiện này thường nặng hơn vào ban đêm, ảnh hưởng đến giấc ngủ như: ngủ không sâu giấc, chập chờn, trằn trọc, mất ngủ.

Tuy nhiên, một số người bệnh có đường huyết thường xuyên trên 7 phẩy chưa có biểu hiện của biến chứng trên chân, tay. Nhưng đang có biểu hiện tiểu ngày nhiều, tiểu đêm trên 3 lần. Cần chú ý vì biến chứng vẫn âm thầm phát triển, khi chuyển sang giai đoạn nặng mới có thể phát hiện ra như:

Khi va chạm vào các vật sắc nhọn, vật nóng không có cảm giác đau, rát, bỏng. Hình thành những vết thương, vết xước lâu lành trên chân dẫn đến loét, nhiễm trùng, rồi hoại tử và phải tháo dần từng khớp từ ngón chân, bàn chân, đến cẳng chân,…dẫn tới tàn phế và nguy cơ có thể suy thận.

Tránh họa “rụng” chân, loét bàn chân chỉ cần tuân thủ nguyên tắc kiềng 3 chân

Đái tháo đường (tiểu đường) là bệnh mạn tính. Khả năng chữa khỏi hoàn toàn cho đến nay vẫn còn là một thách thức rất lớn trong y khoa. Tuy nhiên, người bệnh có đường huyết thường xuyên trên 7 phẩy vẫn có thể kiểm soát được đường huyết, phòng và giảm được biến chứng bệnh, sống khỏe với bệnh, không còn phụ thuộc con cái, người thân nếu thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt và tập luyện hợp lý. Sau đây là một số lời khuyên:

Đái tháo đường: Cách hỗ trợ phòng và giảm tê bì chân tay nguy cơ loét bàn chân - 2