Cuồng ghen: dấu hiệu của bệnh tâm thần?

Bệnh tâm thần có nhiều dấu hiệu khác nhau, trong đó cuồng ghen là một hình thức?

Giận dỗi, ghen tuông là “gia vị” cần thiết trong tình yêu, tuy nhiên, khi sự nghi ngờ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh hoạt hàng ngày và phá hoại mối quan hệ của bạn, nó không còn ngọt ngào nữa mà trở thành một dấu hiệu bệnh tâm thần.

Lúc nào cũng muốn biết chồng hay người yêu đang trò chuyện với
ai có thể là dấu hiện của bệnh
Lúc nào cũng muốn biết chồng hay người yêu đang trò chuyện với ai có thể là dấu hiện của bệnh

Giải thích của các nhà khoa học:

Theo các chuyên viên tâm lý, có 2 quan điểm khác nhau về nguồn gốc ghen tuông và cách phản ứng giữa hai phái:

- Quan điểm thứ nhất cho rằng, ghen tuông là cơ chế tiến hóa thích ứng. Các nhà nghiên cứu nhận thấy, nam giới có xu hướng ghen về ngoại tình tình dục, trong khi phụ nữ phần nhiều bị xáo trộn bởi sự phản bội tình cảm. Lý luận của họ là do đàn ông phải cố gắng bảo tồn giống nòi của mình bên cạnh những người đàn ông khác.

Mặt khác, phụ nữ cần giữ tình yêu của đàn ông bởi họ muốn được bảo vệ và che chở.

- Quan điểm thứ hai cho rằng, văn hóa ảnh hưởng đến ghen tuông hơn nhu cầu tiến hóa. Các nhà nghiên cứu theo trường phái này kết luận, đàn ông và phụ nữ đều có xu hướng ghen tuông về ngoại tình tình dục nhưng cách phản ứng thế nào còn tùy thuộc vào cá nhân và môi trường xã hội.

Dù nguồn gốc ghen tuông thế nào thì ghen vẫn có mặt lợi và mặt hại. Nếu một phụ nữ cảm thấy hơi ghen, cô ấy có thể quan tâm đến chồng/bạn trai nhiều hơn để vun đắp tình cảm. Hoặc cô ấy trở nên ghen điên cuồng khi muốn sở hữu hoặc đánh ghen mù quáng. Vì thế, vấn đề quan trọng luôn là làm sao để kiểm soát cơn ghen.

Bệnh cuồng ghen

Các chuyên gia tâm lý đã phân loại “bệnh cuồng ghen” và thái độ ngờ vực bản thân trong quan hệ tình cảm là rối loạn ám ảnh cưỡng chế tình cảm (ROCD), một dạng của bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD). Đây là một dạng rối loạn lo âu, khiến người bệnh có những ý nghĩ, cảm xúc lặp đi lặp lại một cách vô nghĩa, khiến họ có những hành vi không kiểm soát được như ám ảnh bị phản bội hay giận dỗi khi không được quan tâm.

Theo Tiến sĩ tâm lý Stephen Brodsky, Trưởng khoa OCD tại Trung tâm điều trị các chứng hoảng loạn và chấn thương tinh thần ở New York và New Jersey (Mỹ), ở những bệnh nhân luôn nghi ngờ bạn đời của mình, triệu chứng của ROCD - bệnh cuồng ghen bao gồm việc liên lục kiểm tra lịch sử cuộc gọi, tin nhắn trong máy điện thoại hoặc lịch sử trò chuyện trong phần mềm chat của người kia, lúc nào cũng muốn biết họ đang trò chuyện với ai qua điện thoại hoặc ra ngoài cùng người nào.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Một số người mắc “bệnh cuồng ghen” còn thường xuyên nghĩ ra các “bài kiểm tra” cho đối tác để kiểm tra sự hòa hợp giữa 2 phía. Nhiều người còn lôi ảnh của đối tác ra xem rồi bới móc những khuyết điểm của họ.

Bệnh nhân còn không ngừng so sánh bản thân họ với tình cũ của đối tác và bắt đầu đánh đố bản thân mình với câu hỏi:”Tình yêu là gì?”, sau đó cảm thấy lo lắng tột độ mỗi khi nghĩ rằng mình và bạn trai sẽ chia tay.

Tỉ lệ mắc “bệnh cuồng ghen” ở nữ giới cao hơn nam giới và biểu hiện rõ hơn. Nếu người chồng lơ là hay tỏ ra không quan tâm, lập tức chiều hướng tâm trạng của họ đi xuống. Họ bị ám ảnh bởi sự phản bội, nghi ngờ chồng ngoại tình… Nếu để tình trạng này kéo dài, họ sẽ dễ bị trầm cảm, thậm chí điên loạn hoặc muốn tự tử.

Người mắc “bệnh cuồng ghen” rất dễ bị kích động bởi một cuộc điện thoại, một vài giọng nói hoặc cách mà bạn tình của họ rời khỏi phòng. Từng bị lừa dối trong quá khứ cũng là một nguyên nhân.

Nguyên nhân gây “bệnh cuồng ghen” vẫn chưa được làm rõ nhưng các nhà khoa học nghi ngờ đó là do cấu trúc gene trong cơ thể hoặc do môi trường sống như người bệnh từng chứng kiến cha mẹ của mình có sự gian dối trong tình cảm.

Hậu quả lớn nhất mà “bệnh cuồng ghen” mang lại là phá vỡ mối quan hệ hoặc đẩy đối tác ra. Rất nhiều cặp đôi mà trong đó có một người mắc chứng cuồng ghen chia tay rồi quay lại tới nhiều lần trong tuần. Các bệnh nhân thường có cảm giác tội lỗi và hối hận sau chia tay.

Cách trị bệnh cuồng ghen hiệu quả là phải tiến hành từng bước nhỏ, học cách tin tưởng bạn đời bằng cách ngừng việc kiểm tra họ liên tục, nhắn tin cho họ ít hơn hoặc học cách kiềm chế bới móc điểm xấu của đối phương.

Theo H.Vân

Một thế giới

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm