Cuộc chiến với ung thư phổi giai đoạn cuối của người phụ nữ Hà Nội

Trường Thịnh

(Dân trí) - Được chẩn đoán ung thư phổi giai đoạn cuối nhưng chưa một ngày nào cô Đặng Thị Chinh (Đông Anh - Hà Nội) phải nằm liệt trên giường bệnh. Tất cả là nhờ tinh thần lạc quan và đặt niềm tin tuyệt đối vào khoa học.

Bước sang tuổi 65, vốn đang có cuộc sống êm đềm vui tuổi già bên con cháu, cứ ngỡ rằng cuộc sống cứ thế trôi đi nhưng chẳng ai ngờ hành trình của người phụ nữ ấy lại có thêm nhiều chông gai phía trước. Mọi hạnh phúc dường như tan biến, ở tuổi lẽ ra phải nghỉ ngơi thì cô Chinh lại phải làm quen với những đợt truyền hóa chất khi cầm trên tay kết quả "ung thư phổi giai đoạn muộn".

Do tính chất công việc, cô thường xuyên phải tham gia các hoạt động của làng xã, di chuyển và tiếp xúc với nhiều người. Đến tháng 3/2022, cô Chinh không may mắc Covid -19 với biểu hiện ho nhiều và kèm theo đó là triệu chứng khó thở. Sau một tuần điều trị theo đơn của bác sĩ kê, cô Chinh đã khỏi và các triệu chứng kèm theo đã không còn. Tuy nhiên sức khỏe của cô sau khi bị Covid-19 cũng bị ảnh hưởng đáng kể.

Cuộc chiến với ung thư phổi giai đoạn cuối của người phụ nữ Hà Nội - 1
Cô Chinh bị các triệu chứng ho, khó thở và tức ngực liên tục xuất hiện làm ảnh hưởng đến sinh hoạt.

Đến tháng 4/2022, những triệu chứng ho, khó thở và tức ngực tiếp tục xuất hiện trở lại, cô Chinh tưởng mình bị Covid-19 một lần nữa nên tiếp tục ra hiệu thuốc mua thuốc về sử dụng. Tuy nhiên lần này, các triệu chứng trên không những không thuyên giảm mà còn có dấu hiệu nặng thêm khiến cô vô cùng lo lắng và quyết định đến bệnh viện khám.

Sau khi làm mọi thủ tục, bác sĩ khuyên cô nên đến bệnh viện tuyến trên để kiểm tra cho chắc chắn. Sau khi có được các kết quả chụp chiếu, bác sĩ thông báo cô bị ung thư phổi giai đoạn muộn, đã di căn hạch cần tiếp nhận điều trị ngay.

Ung thư phổi di căn đã không còn đáng sợ nhờ niềm tin vào khoa học

Kể lại thời điểm phát hiện ra bệnh, cô Chinh không khỏi nghẹn ngào: "Tôi như chết lặng khi nghe thấy bác sĩ thông báo là mình bị ung thư phổi đã vào giai đoạn muộn. Phải mất mấy ngày đầu tôi mới dần lấy lại được tinh thần và quyết tâm chiến đấu với căn bệnh đến cùng. Tôi phải giữ tinh thần lạc quan, làm chỗ dựa vững chắc cho con cho cháu nên bắt đầu tiến hành làm thủ tục nhập viện để điều trị ngay vì biết bình đã không còn nhiều thời gian".

Tháng 5/2022, cô Chinh nhập viện Ung bướu Hà Nội để điều trị hóa chất. Trước khi vào hóa chất, bác sĩ cho cô khoảng 20 ngày chuẩn bị bồi bổ sức khỏe. Cô biết đây chính là thời điểm vàng để giúp cô vượt qua căn bệnh ung thư quái ác này. Trong thời gian chờ điều trị, cô Chinh cùng các con liên tục lên mạng tìm hiểu thêm thông tin về căn bệnh ung thư phổi mà mình đang mắc phải. Xác định đây là một hành trình dài, việc đầu tiên là lên mạng tìm hiểu về các phương pháp điều trị bệnh, chế độ ăn uống, sinh hoạt… Đặc biệt, khi tìm hiểu về những tác dụng phụ khi hóa trị, cô cùng các con cũng cảm thấy lo lắng nên càng tích cực tìm các biện pháp giúp bảo vệ sức khỏe, hỗ trợ nâng cao hệ miễn dịch và tăng sức đề kháng để sử dụng trong quá trình điều trị bệnh.

Ý kiến đánh giá của PGS. TS Trần Đáng về sản phẩm GHV KSol

Khi đang tìm hiểu thông tin trên mạng, con gái cô Chinh vô tình xem được phóng sự trên truyền hình của bác Vũ Huy Chương (Ninh Bình) - một trong số những người bệnh đã thoát khỏi án tử của bệnh ung thư tuyến yên di căn khiến cả nhà vô cùng mừng rỡ. 

"Sau khi nghe con gái nói như vậy, tôi cũng cố gắng lên mạng tìm hiểu và biết được không chỉ có chú Chương mà còn có rất nhiều những người bệnh khác cũng đã vượt qua được căn bệnh ung thư quái ác như chị Thoan, chị Duệ, chị Soi… Tôi như đang chết đuối mà vớ được cọc…" - cô Chinh vui mừng chia sẻ.

Cuộc chiến với ung thư phổi giai đoạn cuối của người phụ nữ Hà Nội - 2
Cô Chinh sử dụng sản phẩm GHV Ksol trước khi điều trị hóa chất để giúp hỗ trợ nâng cao sức khỏe.

Sau khi tìm hiểu, cô biết được sản phẩm GHV SKol là đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam, với Phức hệ Nano Extra XFGC bao gồm tinh chất chiết Xáo tam phân - Fucoidan sulfate hóa cao - Panax noto Ginseng (Tam thất) - Curcumine, có thể hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ giảm tác dụng phụ của hóa chất. Không chỉ vậy cô còn xem được các phóng sự của đài truyền hình Quốc gia nói về những trường hợp đã từng cận cửa tử và đã chiến thắng ung thư, có được sức khỏe tốt đến tận bây giờ nhờ giữ vững tinh thần, tuân thủ tốt các phác đồ điều trị và sử dụng sản phẩm GHV KSol.

Được chuyên gia tư vấn kỹ càng, cô Chinh kiên trì thực hiện theo phác đồ điều trị của bác sĩ, sử dụng thêm sản phẩm GHV Ksol với liệu trình 21 viên/ ngày, kết hợp với chế độ dinh dưỡng và luyện tập nhẹ nhàng. Nhờ vậy mà sau nhiều đợt uống hóa chất, tình trạng sức khỏe của cô vẫn ổn định, vẫn ăn uống ngon miệng và không bị các tác dụng phụ. 

Cuộc chiến với ung thư phổi giai đoạn cuối của người phụ nữ Hà Nội - 3
Cô Chinh không bị tác dụng phụ của hóa chất, vẫn có thể làm các công việc nhà hàng ngày.

Con cô Chinh cho biết: "Sức khỏe của mẹ tôi rất ổn, đến nay đã uống được 4 đợt hóa chất. Mẹ tôi được sức khỏe như ngày hôm nay một phần rất lớn là nhờ sự quan tâm của đội ngũ y bác sĩ, cộng thêm tinh thần lạc quan, không lùi bước trước bệnh tật ". 

Hiện nay cô Chinh vẫn đang điều trị ở Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội. Sức khỏe của cô vẫn bình thường, không bị tác dụng phụ của hóa chất gây ra, ăn uống sinh hoạt bình thường. Nhờ vậy mà trong suốt thời gian qua, mặc dù mang trong mình căn bệnh ung thư phổi giai đoạn muộn, nhưng cô Chinh chưa một ngày nào phải nằm liệt trên giường, cô vẫn tích cực tham gia các hoạt động và hoàn thành tốt các nhiệm vụ của làng xã giao cho.

Cuộc chiến với ung thư phổi giai đoạn cuối của người phụ nữ Hà Nội - 4
Cô Chinh dành thời gian để làm các công tác xã hội do làng xã giao cho.

Đợt kiểm tra sức khỏe gần đây nhất, khối u ở phổi của cô đã giảm đi đáng kể. Cô vẫn sẽ tiếp tục hành trình vượt qua căn bệnh ung thư quái ác của mình với một sự lạc quan và sự tin tưởng tuyệt đối vào bác sĩ, vào các nhà khoa học hiện nay. Với nụ cười tràn đầy năng lượng và sự lạc quan trên môi, cô luôn muốn chia sẻ và truyền lửa đến các bệnh nhân khác. Cô tin tưởng rằng chắc chắn mọi người bệnh ung thư cũng sẽ vượt qua được cuộc chiến để tìm lại sự sống giống như cô.

Để được hỗ trợ tư vấn về bệnh ung bướu và tìm hiểu thêm thông tin về sản phẩm GHV KSOL, bệnh nhân/ người nhà bệnh nhân hãy gọi đến tổng đài miễn phí cước 1800 6808 (giờ hành chính) hoặc số hotline 096 268 6808 (gặp chuyên gia tư vấn).

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm