1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

Kon Tum

Công bố chỉ dẫn địa lý sâm Ngọc Linh

(Dân trí) - Chiều ngày 26/8, UBND tỉnh Kon Tum và Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KHCN) đã tổ chức cấp giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý Ngọc Linh cho sản phẩm sâm củ.

Sâm Ngọc Linh có tên khoa hoc là Panax Vietnamennis Haet Grushv thuộc họ nhân sâm, được 1 dược sỹ phát hiện năm 1973, thuộc dãy Ngọc Linh ở độ cao 1.200m, phân bố chủ yếu xung quanh đỉnh Ngọc Linh thuộc 2 tỉnh Quảng Nam và Kon Tum.

Sâm Ngọc Linh có tác dụng tăng lực, phục hồi suy giảm chức năng, giúp cơ thể trở lại bình thường, kháng lại các độc tố gây hại cho tế bào, giúp tăng tế bào mới và kéo dài sự sống của tế bào cũ… Bên cạnh các loại sâm qúy như sâm Triều Tiên, Sâm Trung Quốc và Sâm Mỹ thì sâm Ngọc Linh được xem là loài quý hiếm nhất trên thế giới.

Lễ công bố chỉ dẫn địa lý sâm Ngọc Linh
Lễ công bố chỉ dẫn địa lý sâm Ngọc Linh

Và trước thực trạng bị khai thác 1 cách triệt để, năm 1994, cây sâm Ngọc Linh được liệt vào trong danh mục sách đỏ Việt Nam. Đến năm 1999, UBND tỉnh Kon Tum đã thành lập cơ sở nhân giống và bảo tồn giống sâm quý hiếm và phát triển cho đến nay.

Hiện nay củ sâm Ngọc Linh được xem là loại sâm quý hiếm nhất thế giới
Hiện nay củ sâm Ngọc Linh được xem là loại sâm quý hiếm nhất thế giới

Ông Trần Việt Thanh- Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết, việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý Ngọc Linh cho sản phẩm sâm củ của tỉnh Kon Tum và Quảng Nam trở thành chỉ dẫn thứ 49 mà Việt Nam đã bảo hộ và chỉ dẫn địa lý thứ 45 của Việt Nam được bảo hộ.

Tuy nhiên, đối với loại sâm quý này vẫn đặt ra nhiều thách thức trong việc quản lý và duy trì sự thống nhất trong hoạt động sản xuất, thương mại sản phẩm nhằm duy trì danh tiếng, uy tín về chất lương của sản phẩm sâm Ngọc Linh trên thị trường.

Và đối với sản phẩm sâm Ngọc Linh, Bộ KH&CN đã phê duyệt dự án đầu tư 567 tỷ đồng trong giai đoạn 2014-2024 nhằm xây dựng sản phẩm quốc gia…

Tuệ Mẫn