Chuyên gia hướng dẫn cách tự bảo vệ bản thân cho người bệnh gan trước dịch bệnh

Trường Thịnh

(Dân trí) - PGS. TS. BS Nguyễn Thị Vân Hồng - Nguyên Phó trưởng khoa Tiêu hóa Bệnh viện Bạch Mai chia sẻ cách phòng bệnh lây nhiễm cho người bệnh gan.

Khi Đà Nẵng công bố bệnh nhân Covid-19 cuối cùng đã xuất viện, ai cũng thở phào nhẹ nhõm vì đại dịch đã được kiếm soát. Tuy nhiên, nguy cơ dịch bệnh vẫn đang còn rất lớn, bởi không chỉ có Covid-19 mà còn có rất nhiều dịch bệnh ít nguy hiểm hơn nhưng vẫn đang âm thầm lây lan trong cộng đồng. Bởi vậy, những đối tượng không có sức đề kháng với dịch bệnh phải vô cùng cẩn trọng để tránh nguy cơ lây nhiễm.

Chuyên gia hướng dẫn cách tự bảo vệ bản thân cho người bệnh gan trước dịch bệnh - 1

Theo thống kê từ đại dịch Covid-19, những trường hợp cao tuổi, có sẵn những bệnh lý nền như suy gan, suy thận,... đặc biệt là người mắc bệnh gan dễ có nguy cơ mắc bệnh và gặp biến chứng nguy hiểm hơn những người khỏe mạnh. Vậy làm thế nào để người mắc bệnh gan giảm bớt nguy cơ lây bệnh vào mùa dịch? Cũng lắng nghe chia sẻ của các chuyên gia ngay dưới đây nhé.

PV: Hiện nay dịch Covid-19 ở nước ta đang dần được kiểm soát nhưng phần lớn ca tử vong mà chúng ta được biết cho đến nay đều là những trường hợp cao tuổi hoặc có sẵn những bệnh lý nền như suy gan, suy thận. Điều này khiến nhiều người bệnh vô cùng lo lắng. Vậy bác sĩ có thể cho biết nguy cơ lây nhiễm của những người có bệnh nền, đặc biệt là bệnh gan trong mùa dịch bệnh được không ạ?

BS Hồng: Với khá nhiều người bệnh có những bệnh lý đã mắc sẵn từ trước như bệnh lý về gan, mật, ống tiêu hóa, suy tim, suy thận, suy hô hấp và đơn giản hơn là những bệnh chưa ảnh hưởng đến cơ quan nào cả như các bệnh lý tự miễn, đó là những mắt xích rất yếu trong cơ thể có nguy cơ lây nhiễm cao nhất.

Lý do là khi virus xâm nhập vào cơ thể theo đường hô hấp, chúng sẽ tiến đến những mắt xích yếu nhất trong cơ thể và sẽ làm trầm trọng lên tình trạng những mắt xích đó và khiến bộ phận đó trở nên yếu hơn. Những cơ quan đã bị hỏng từ trước hay những bệnh lý nền đã được kiểm soát, thậm chí đã được kiểm soát tốt rồi thì vẫn là những mắt xích yếu. Và có thể làm bệnh tiến triển trở lại và làm mức độ suy các tạng trở nặng hơn. Cho nên không riêng gì bệnh gan, nói chung với tất cả các bệnh lý nền khi nhiễm Covid-19 thì bệnh sẽ tiến triển nặng hơn rất nhiều.

PV: Những người có bệnh lý về gan liệu có làm tăng nguy cơ dễ bị mắc Covid-19 hơn những người có sức khỏe bình thường không?

BS Hồng: Với người đang mắc bệnh về gan, nguy cơ nhiễm Covid-19 có tăng hơn hay không hiện chưa có cơ sở nào thực sự rõ rệt để khẳng định. Việc nhiễm Covid-19 còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như: bệnh nhân có ở trong môi trường dễ nhiễm hay không? Khi tiếp xúc với người mắc Covid-19 có đảm bảo khoảng cách, điều kiện an toàn hay không?

Nếu như đảm bảo được các yếu tố và khoảng cách an toàn thì khả năng lây nhiễm Covid-19 cũng giống như người bình thường. Tuy nhiên nếu như để nhiễm Covid-19 rồi thì khả năng làm nặng thêm tình trạng bệnh ở mắt xích đang yếu trong cơ thể với người đã bị mắc bệnh gan là chắc chắn và nó sẽ làm tốc độ suy gan tiến triển nhanh hơn.

PV: Tại sao những bệnh nhân bị mỡ máu cao hay tăng huyết áp, phải dùng thuốc tây hàng ngày lại dễ bị viêm gan hay suy giảm chức năng gan ạ? Trong trường hợp này thì nên xử lý như thế nào thưa bác sĩ?

BS Hồng: Hầu hết các thuốc khi dùng đều phải qua gan chuyển hóa, sau đó đào thải ra ngoài qua thận. Do đó khi có suy gan, suy thận thì việc sử dụng thuốc đều phải giảm. Do đó, bệnh nhân đang sử dụng thuốc buộc phải theo dõi thường xuyên để biết có phải giảm liều lượng, dừng thuốc hay thay đổi loại thuốc mình sử dụng.

Nhiều trường hợp sử dụng thuốc điều trị gây ra tình trạng hủy hoại tế bào gan, ứ mật tại gan, bắt đầu có những rối loạn đông máu và ảnh hưởng đến 4 chức năng của gan. Khi men gan bắt đầu tăng lên, việc sử dụng thuốc gây ra mức độ ảnh hưởng đến gan: thứ nhất là hủy hoại tế bào gan thể hiện rõ trên các thông số khi xét nghiệm kèm theo triệu chứng mệt mỏi, chán ăn, hơi sút cân; thứ hai là tình trạng ứ mật tại gan và vàng da.

Chuyên gia hướng dẫn cách tự bảo vệ bản thân cho người bệnh gan trước dịch bệnh - 2

Đơn vị chịu trách nhiệm sản xuất và phân phối sản phẩm: CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ CAO TRAPHACO

Địa chỉ: Tân Quang, Văn Lâm, Hưng Yên

Liên hệ: 18006612

*Thuốc Boganic: Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc trước khi dùng

**Boganic Kid, Boganic Lippi không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh