1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

Chúng ta đều đã nhầm: Trứng không hề bị tinh trùng chinh phục mà là kẻ làm chủ cuộc chơi

(Dân trí) - Có lẽ chúng ta đã nhầm khi nghĩ rằng, thụ tinh là sự cạnh tranh giữa những con tinh trùng để chinh phục 1 quả trứng duy nhất. Bởi thật ra, trứng mới là kẻ kiểm soát cuộc chơi và chủ động lựa chọn tinh trùng phù hợp nhất cho mình.

Chúng ta vẫn thường được nghe rằng, thụ tinh là một cuộc chạy đua vượt chướng ngại vật khắc nghiệt nhất trên hành tinh. Trong hàng triệu con tinh trùng tham gia cuộc đua này, chỉ có 1 con duy nhất có thể thụ tinh với trứng (trường hợp nhiều hơn sẽ dẫn đến sinh đôi, sinh ba… cùng trứng nhưng rất hiếm). Nếu kẻ chiến thắng là tinh trùng X đứa bé hình thành sẽ là con gái, nếu là tinh trùng Y sẽ là con trai. Tuy nhiên, có vẻ như từ trước đến nay cách mà quá trình này diễn ra đã bị hiểu ngược.

Chính trứng mới là kẻ có quyền chọn lựa chứ không phải ngược lại

Nếu vẫn nghĩ thụ tinh là một cuộc cạnh tranh sòng phẳng giữa những con tinh trùng, mạnh được yếu thua thì bạn đã nhầm! Trên thực tế, từ trước khi cuộc đua này bắt đầu, kẻ thắng cuộc dường như đã được chỉ định, bởi trứng đã lựa chọn sẵn kiểu tinh trùng sẽ nhận được đặc ân thụ tinh cho mình. Nói một cách đơn giản, trứng như một cô gái độc thân nhưng đã có sẵn một tập những yêu cầu về hình mẫu người yêu lý tưởng của mình.

Chúng ta đều đã nhầm: Trứng không hề bị tinh trùng chinh phục mà là kẻ làm chủ cuộc chơi - 1

Là người đã thực hiện những nghiên cứu sâu về vấn đề này, tiến sĩ Joseph H. Nadeau cho rằng, trứng không hề thụ động, chờ được chinh phục như chúng ta vẫn nghĩ, mà nó chính là bên nắm quyền quyết định trong quá trình sinh sản. Kết luận này cũng được củng cố bởi Viện nghiên cứu Tây Bắc Thái Bình Dương: Trứng nắm quyền chủ động trong việc chấp thuận hay từ chối sự thâm nhập của tinh trùng. Chính cơ chế này đã khiến chọn lọc giới tính ở cấp độ tế bào trở nên rất phức tạp.

Tiến sĩ Joseph H. Nadeau cũng đã thực hiện những thí nghiệm trên chuột để chứng minh cho giả thiết của mình. Ở thí nghiệm đầu tiên, tiến sĩ Nadeau đã cho nhóm chuột cái: Một nửa có gen bình thường, nửa còn lại có gen đột biến có khả năng làm tăng nguy cơ mắc ung thư tinh hoàn giao phối với nhóm chuột đực hoàn toàn bình thường. Kết quả con lai ghi nhận được đã tuân theo định luật di truyền của Mendel.

Tuy nhiên, ở thí nghiệm tiếp theo: Nhóm chuột cái khỏe mạnh được giao phối bởi chuột đực mang gen gây ung thư. Kết quả ghi nhận được chỉ ra rằng, chỉ có 25% thế hệ con lai ở thể đột biến, trong khi nếu theo định luật Mendel con số này phải là 75%.

Chúng ta đều đã nhầm: Trứng không hề bị tinh trùng chinh phục mà là kẻ làm chủ cuộc chơi - 2

Từ những thí nghiệm này, tiến sĩ Nadeau kết luận rằng, sự thụ tinh không hề diễn ra một cách ngẫu nhiên như chúng ta vẫn được dạy. Thay vào đó, tồn tại một cơ chế nào đó cho phép trứng có thể ưu tiên lựa chọn tinh trùng bình thường so với tinh trùng bị đột biến gen.

Giải thích về kết luận này, tiến sĩ Nadeau cũng đưa ra một vài cơ chế có vẻ như là khả thi nhất:

-Sự hấp dẫn giữa trứng và tinh trùng chịu tác động từ folic acid. Trao đổi chất của vitamin B hay folic acid có sự khác biệt lớn giữa trứng và tinh trùng và đây có thể là một nhân tố được dùng để chọn lọc.

-Có nhiều trường hợp khi tinh trùng đã có mặt trong cơ thể của người phụ nữ thì trứng vẫn chưa phát triển đầy đủ, lúc này trứng sẽ định hướng phát triển để phù hợp với một loại tinh trùng nào đó hơn so với các loại tinh trùng khác.

Minh Nhật

Theo BS