Chữa bệnh gì với trà?

Các loại trà thông thường không chỉ để thưởng thức, giải khát... mà còn có công dụng giúp kích thích tiêu hóa, lợi tiểu và trị liệu nhiều chứng bệnh.

- Chữa trị bệnh kiết lỵ do nhiệt độc hoặc tiêu chảy: 100 gr trà loại ngon đem rang cho giòn rồi tán thành bột cho vào bình ngâm với nước thật sôi (hoặc sắc), uống bệnh sẽ khỏi dần.

 

- Trị chứng đau lưng, người khó xoay trở: Dùng trà loại ngon (15 gr) cho vào 20 ml giấm ăn, ngâm uống từ từ, uống hết ngâm liều khác uống tiếp.

 

- Trị chứng hôi miệng: Dùng loại trà ngon pha với nước sôi (pha thật đậm). Dùng nước trà này súc miệng khi ngủ dậy. Nếu đi công tác xa, không tiện thì có thể nhai trà sống ngậm cũng trừ được chứng hôi miệng.

 

- Trị chứng đau dạ dày kinh niên: Dùng loại trà tốt, mật ong, đường cát trắng (mỗi thứ 100 gr), cho vào 4 bát nước, sắc còn lại 2 bát, lọc bỏ bã, để thật nguội rồi cho vào lọ thủy tinh, đậy nắp thật kín, đợi 10 ngày sau lấy ra dùng. Mỗi ngày dùng 3 lần, mỗi lần một thìa cà phê pha với nước sôi, uống ấm.

 

Uống hết một đợt, làm tiếp đợt thứ hai, nhưng ở đợt hai cho thêm nghệ tươi (gọt vỏ, thái thật mỏng) vào. Trong lúc dùng loại trà theo cách chế biến này thì không được ăn, uống những gì có tính chất chua.

 

- Trị chứng ngủ gà, ngủ gật, tiểu khó, đau mắt, khô môi miệng, cảm nắng, đi lỵ...:

Lấy 100 gr trà thật ngon cho vào bình, dùng nước suối nấu thật nóng để pha trà (pha đặc), thêm vào mật ong hay đường phèn để uống.

 

- Trị bỏng nước sôi, bỏng lửa: Dùng xác trà (mỗi lần súc bình trà lấy xác cho vào hũ keo đậy thật kín, để lâu ngày dùng rất tốt) đắp lên vết bỏng.

 

- Trị bệnh suyễn lâu ngày, đờm vướng ở cổ: Trà ngon (30 gr), bạch cương - tàm (30 gr). Cả hai thứ đem sao cho vàng, tán bột cho vào bình pha với nước thật nóng, uống từ từ (uống nhấp ít ít). Nếu thấy gắt cổ thì thêm vào vài thìa mật ong hay đường phèn để uống.

 

Theo Khánh Vy

Thanh Niên