Chống hiện tượng "khô cằn" ở phụ nữ

Phụ nữ tuổi ngoài 35 thường xuất hiện những dấu hiệu khủng hoảng tính nữ. Da tóc khô xơ hơn, dần dần bớt đi vẻ mỡ màng căng mọng. Một báo động khác không những làm chị em là cả những đức lang quân của họ cũng lo lắng đó là tình trạng "khô hạn" hoặc thờ ơ, cáu bẳn khi ân ái.

Các bác sĩ đã tìm ra nguyên nhân chính gây nên hiện tượng "khô cằn" cả trong lẫn ngoài trên là do cơ thể thiếu hụt vitamin nhóm B - loại vitamin giàu nữ tính nhất.

 

Ở tuổi trung niên, do trọng lượng cơ thể tăng nhanh nên đa số phụ nữ khi ăn giảm bớt chất bột và chất đạm mà chỉ chú trọng ăn rau, hoa quả. Hậu quả dẫn đến việc cơ thể chúng ta bị thừa vitamin C và thiếu trầm trọng vitamin nhóm B.

 

Các nhà dinh dưỡng công nhận trong những một số loại rau có chứa vitamin nhóm B nhưng hàm lượng B trong rau quả củ không đáng kể lắm.

 

Nguyên nhân gây thiếu vitamin nhóm B

 

- Thời kỳ căng thẳng thần kinh và stress bắt cơ thể tiêu tốn gấp 10 lần lượng vitamin B1, gấp 5 lần lượng B2, B5, B6.

 

- Cơn đau dạ dày hành tá tràng phá huỷ khả năng tổng hợp các loại vitamin trong quá trình vận hành của vi sinh vật.

 

- Tuyến giáp trạng hoạt động quá tích cực hay quá yếu đều đòi hỏi tăng gấp B2.

 

- Dùng nhiều kháng sinh lạm dụng thuốc chống trầm cảm và sulphonamide cũng dẫn đến tình trạng "khan hiếm" vitamin.

 

- Khi nồng độ acid ở dịch mật bị thấp cơ thể cần tiếp tế ngay lập tức B3.

 

- Người sử dụng đều thuốc chống thai thường xuyên cần cung cấp B2.

 

- Công việc lao động nặng cần nạp đủ tất cả loại vitamin quan trọng.

 

- Phụ nữ mang thai và những người ăn kham khổ cùng thuộc đối tượng tương tự.

 

5 loại đầu bảng chống "khô cằn"

 

- B1: Tham gia vào quá trình tổng hợp và ổn định mạch thần kinh cơ thể. Chỉ cần thiếu một lượng nhỏ B1 cơ thể đã có thể nhận triệu chứng mệt mỏi, váng đầu, khó ngủ, kém ăn, tim đập mạnh, thở gấp khi hoạt dộng.

 

Tình trạng thiếu B1 kéo dài sẽ dẫn đến bệnh run tê chân tay, đau cơ bắp. B1 có nhiều trong thịt lợn, thịt bò, thịt gà, lòng đỏ trứng gà, cá, đậu nành.

 

- B2: Thiếu B2 da dẻ trở nên khô sần, hay bị tróc mép, lên chắp mắt, viêm mồng mắt, chán ăn, tâm trạng ủ dột, dễ cáu giận, trầm cảm.  B2 có trong các sản phẩm từ sữa, trứng gà, thịt, rau bó xôi, cá.

 

- B3: Thiếu B3 cơ thể nhiều nguy cơ mắc những bệnh về da, chóng mặt, kém ăn, ù tai. B3 giúp đẩy nhanh quá trình chuyển hoá trong máu, giảm căng thẳng thần kinh, hạ cholesteron. B3 có trong nhiều thịt bò, thịt lợn, cá, sữa, khoai tây, cà chua.

 

- B6: Không đủ B6 cơ thể gặp phải hiện tượng mất ngủ, dễ bực bội, trầm cảm, buồn nôn, bệnh về miệng, khô miệng, lảng tránh tình dục. Trong lương lai có thể gặp các triệu chứng khác như hen, tâm thần không ổn định, huyết áp tăng vào buổi sáng đối với phụ nữ mang thai.

 

B6 có nhiều trong trứng, cá, rau bó xôi, cà rốt, thịt, hạt điều, hạt óc chó.

 

- B12: Tham gia trực tiếp vào việc sản xuất máu cho cơ thể, thiếu B12 có nghĩa là mắc bệnh thiếu máu. Chỉ cần không đủ lượng B12 cần thiết tóc đã "nhấn chuông" báo động bằng hiện tượng gầu và khô xơ.

 

Các bệnh yếu và dễ vỡ thành mạch thường có nguyên nhân từ việc thiếu 2 loại vitamin tối quan trọng là B6 và B12. B12 có nhiều trong gan lợn, bò, gà, hải sản như cua, mực cá...

 

Liều lượng cấp tốc

 

Có thể tăng lượng vitamin nhóm B bằng khẩu phần ăn mỗi ngày như sau:

 

- 150g thịt thăn lợn cung cấp 70-80% lượng B1 cần thiết cho 1 ngày.

 

- 100-150g gan lợn (bò) cung cấp đủ lượng B2 và B5 cho 1 ngày.

 

- 100-150g gan gà mang lại lượng B12 đủ cho cả ngày.

 

Kết hợp uống vitamin

 

- B2: Cho bệnh đục thuỷ tinh thể, viêm mồng mắt.

 

- B12: Cho bệnh thiếu máu, sau phẫu thuật, nhiễm trùng nặng, eczema, tóc không mọc, viêm loét dạ dày, viêm gan, đái đường.

 

- B5+B12: Cho bệnh hen.

 

- B2+B3+B5: Cho vết thương khó lành.

 

- B2+B6: Cho quá trình thải độc ở phụ nữ mang thai trong những tháng đầu.

 

- B1+B6+B12: Cho các triệu chứng đau, tê người, viên thần kinh, viêm đau nhức do vết thương, uể oải trong sinh hoạt tình dục.

 

- B1+B5: Cho quá trình tiêu u.

 

- B3: Cho bệnh chảy máu dạ con.

 

Theo Người Đẹp Việt Nam