Chọn mỳ ăn liền: phải không có Trans fat!

Bạn có biết rằng đằng sau sự ngon miệng của những tô mỳ ăn liền hấp dẫn kia có thể là mối nguy hiểm khôn lường đến từ Trans fat - chất béo độc hại gây nguy cơ mắc bệnh đau tim, đột quỵ và bệnh mạch vành…

Mỳ ăn liền: ngon miệng - khổ tim

Xuất hiện tại Việt Nam vào những năm 60, tới nay mỳ ăn liền đã trở thành món ăn thân thiết của mỗi gia đình.
 
Chị Thanh Hoài (Tân Bình, TPHCM) chia sẻ: “Cả nhà tôi ai cũng thích dùng mỳ ăn liền vì có nhiều mùi vị để lựa chọn. Tôi thì có nhiều thời gian hơn để tranh thủ trò chuyện cùng con trước khi chúng đi học vào mỗi buổi sáng thay vì loay hoay trong bếp”.

Hấp dẫn và mau chóng như vậy nhưng các bà mẹ chẳng hề biết mình đang vô tình tiếp tay để “kẻ độc hại” Trans fat vô tư xâm nhập vào cơ thể và chực chờ gây hậu quả. Sử dụng loại dầu chiên bị Hydro hóa ở nhiệt độ cao làm sản sinh ra chất béo độc hại Trans fat - chất béo đã bị tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chỉ rõ là một trong những nguyên nhân chính gây ra các bệnh tim mạch và đột quỵ vì Trans fat vừa làm tăng mức Cholesterol xấu vừa làm giảm mức Cholesterol tốt trong máu.

Theo thống kê, trên thế giới mỗi năm có tới 17,5 triệu người tử vong do tăng huyết áp và bệnh lý tim mạch. Tại Việt Nam, theo TS. Nguyễn Thị Bạch Yến, Viện phó Viện Tim mạch Việt Nam, bệnh viện Bạch Mai, tình hình bệnh tim mạch ngày càng gia tăng trong những năm vừa qua mà nguyên nhân do thói quen ăn uống, trong đó có việc hấp thụ Trans fat và lười vận động gây nên.

Nguy hiểm là thế nên khi có thông tin công bố một số loại mỳ ăn liền đang lưu hành trên thị trường có chứa Trans fat đã khiến không ít người phải giật mình lo sợ.

Chọn mỳ ăn liền: phải không có Trans fat! - 1

Chống Trans fat từ ngay chính gia đình bạn

Trước những tác hại chết người từ Trans fat, các quốc gia Hoa Kỳ, Canada, Đan Mạch đã có những hành động cứng rắn từ rất sớm nhằm bảo vệ người tiêu dùng như thông qua việc áp dụng các quy định về Trans fat như cấm sử dụng Trans fat trong quy trình chế biến thực phẩm hoặc phải ghi rõ hàm lượng về Trans fat trên bao bì. Tại châu Á, một số nước điển hình như Hàn Quốc cũng đã ban hành các bộ luật về việc hạn chế sử dụng Trans fat. Tuy nhiên, tại Việt Nam, Trans fat vẫn còn là điều khá mới mẻ và chưa được nhiều người tiêu dùng biết đến; các cơ quan chức năng cũng vẫn chưa đưa ra một quy định chính thức nào đối với việc sử dụng Trans fat trong thực phẩm

Tiến sỹ Yến cho biết: “Trước tình hình số lượng người bị bệnh tim mạch ngày càng gia tăng mà nguyên nhân chính là do chế độ ăn nhiều chất béo Trans fat và chất béo bão hòa, đối với nhà sản xuất, cần phải ghi rõ thành phần trên bao bì, đặc biệt là Trans fat nhằm bảo vệ người tiêu dùng. Đối với cơ quan quản lý, cần kiểm soát các thành phần trong thực phẩm, lưu ý đến vấn đề Trans fat.

Đứng trước tình hình mới chỉ có một vài nhà sản xuất đã cung cấp thông tin về Trans fat rõ ràng trên bao bì sản phẩm và chờ những hành động cụ thể từ cơ quan chức năng, người tiêu dùng nên tự bảo vệ mình bằng cách chọn lựa những sản phẩm từ các thương hiệu uy tín, đọc kỹ thông tin trên bao bì. Đối với mỳ ăn liền, người tiêu dùng nên chọn các sản phẩm có ghi rõ thông tin không có Trans fat mà một số doanh nghiệp đã cho ra mắt trên thị trường trong thời gian gần đây.
 
PV